Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa

Bài đã được Báo Người Việt ở Đức đăng lại: Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa

Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa

Google lại tiếp tục vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Góc suy ngẫm:

Mới đây, bạn Phạm Thanh Vân đã phát hiện một sai lầm nghiêm trọng của Google liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam. Đó là việc trang chính của dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps), http://maps.google.com/, cho rằng Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) thuộc Trung Quốc.

Nếu vào trang chính của Google Maps, http://maps.google.com/, và tra cứu thuật ngữ “Paracel Islands” tức Quần đảo Hoàng Sa thì kết quả như sau:

Với chi tiết “Address: Paracel Islands China” (“Địa chỉ: Quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc”), Google Maps đã hiển nhiên cho rằng Paracel Islands tức Quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Ngoài ra, khi tra cứu thuật ngữ “Paracel Islands” thì Google Maps cho gợi ý là  “Paracel Islands, China”, tức “Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc”. Cụ thể hình ảnh chụp lại từ Google Maps vào lúc 23 giời 55 phút (giờ Paris) ngày 6/3/2012 như sau:

 

Tuy nhiên, gợi ý “Paracel Islands, China” cũng có thể là autocompletion dựa theo những search trước của người dùng, chứ không phải Google đặt ra.

Hai chi tiết trên cho thấy Google Maps đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc Google Maps chủ động cập nhật những thông tin sai lệch về Quần đảo Hoàng Sa trên trang chính như thế là không thể chấp nhận được. Theo TS. Dương Danh Huy (Anh), Chính phủ Việt Nam nên có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu Google Maps chỉnh sửa những chi tiết sai lệch trên.

Cũng nên nhớ rằng Google Maps đã từng cài cơ chế tự động trên website của mình để khi người dùng internet gõ vào “Paracel Islands” tức Quần đảo Hoàng Sa thì mạng sẽ tự động hiển thị cụm từ “Paracel Islands, Hainan” (Quần đảo Paracel, Hải Nam). Sau khi báo chí, các cơ quan chính quyền, tổ chức, cá nhân người Việt khắp thế giới lên tiếng, Google Maps đã chỉnh sửa chi tiết sai trái này. Gần đây, phiên bản tiếng Hoa của Google Maps lại xuất hiện “đường lưỡi bò” bao trọn Biển Đông; cộng đồng người Việt khắp nơi đã gửi thư phản đối đến Google Maps nhưng cho đến nay Google vẫn im lặng.

Giờ đây dường như Google Maps đang thách thức dư luận quốc tế bằng hai chi tiết sai trái đã nêu (gợi ý tra cứu “Paracel Islands, China”, và ghi địa chỉ “Address: Paracel Islands China”). Nếu chỉ vì lợi nhuận mà Google chấp nhận cho đăng những thông tin sai trái như vậy thì Google đã tự đánh mất hình ảnh của chính họ.

TS. Lê Văn Út (Phần Lan)

Acknowledgements: The author would like to thank Professor Pham Quang Tuan and Pham Thanh Van for their useful comments on this article.

=====================

==========

======

Bài viết và trích dẫn trên báo Việt Nam: Xem

Tất cả bài viết và sưu tầm: Xem

8 Comments »

  1. 2
    samset Says:

    Google map nếu không sữa chữa đính chính bản đồ hoàng sa của vn sẽ phải trả giá

  2. […] này. Mới đây, phiên bản tiếng Anh của Google lại xuất hiện chi tiết kỳ lạ “Paracel Islands China”, tức Google mặc nhiên cho rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc Trung Quốc. Các nhà […]

  3. 4
    Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc? Says:

    Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc?
    09/03/2012 4:30

    Qua thông tin từ các trí thức Việt Nam ở nước ngoài, chúng tôi được biết dịch vụ Google Maps (bản đồ) của hãng Google có trụ sở tại California, Mỹ lại vừa có hành động gây phương hại tới chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

    >> Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò”
    >> “Đường lưỡi bò” núp bóng khoa học
    >> Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – Kỳ 2: Sức ép và phản ứng
    >> VN khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa

    Cụ thể, vào trang Google Maps ở địa chỉ http://maps.google.com, khi gõ từ “Paracel” vào ô tìm kiếm, website sẽ tự động hiển thị cụm từ tiếng Anh “Paracel Islands, China” (dịch: quần đảo Paracel, Trung Quốc), phía sau đó còn có dòng chữ tiếng Hoa “quần đảo Tây Sa, Trung Quốc”. Paracel là tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Còn “quần đảo Tây Sa” là cách mà người Trung Quốc gọi Hoàng Sa trong nỗ lực ngụy xưng chủ quyền của họ đối với quần đảo thuộc Việt Nam này. Chưa hết, ở phần bản đồ biển Đông, quần đảo Hoàng Sa cũng được đánh dấu bởi một biểu tượng màu đỏ, mà khi người sử dụng nhấp chuột vào đó sẽ lại bắt gặp cụm từ “Paracel Islands, China”.

    Cơ chế tự động hiển thị thông tin chỉ dẫn của Google Maps, ảnh chụp lại website của Google Maps lúc 16 giờ ngày 4.3.2011

    Và “bổn cũ soạn lại” với nhiều thông tin trắng trợn hơn, ảnh chụp lúc 16 giờ ngày 8.3.2012

    Đây không phải là lần đầu tiên Google Maps sử dụng thủ thuật tinh vi này để “ủng hộ” yêu sách vô lý của Trung Quốc và chống lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. Vào tháng 3.2011, Google Maps cũng cài cơ chế tự động định hướng người sử dụng dịch vụ tìm kiếm bản đồ tương tự. Theo đó, khi gõ vào ô tìm kiếm từ “Paracel” thì website sẽ tự động hiển thị cụm từ “Paracel Islands, Hainan”. Báo Thanh Niên vào ngày 4.3.2011 đã có bài phản đối hành động “méo mó” của Google và sau đó, Google đã sửa sai, hủy bỏ thông tin chỉ dẫn sai trái. Nhưng một năm sau, Google Maps lại âm thầm cài đặt lại cơ chế tự động hiển thị thông tin định hướng người sử dụng, để mỗi khi người ta tìm kiếm bản đồ quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thì sẽ được Google “dẫn” qua Trung Quốc.

    Chưa hết, vào ngày 16.10.2011, Thanh Niên đăng bài Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò” của tiến sĩ Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), phản ánh trang Google Maps tiếng Hoa thể hiện yêu sách đường lưỡi bò ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông. Thanh Niên và nhiều người Việt ở khắp thế giới đã yêu cầu Google gỡ bỏ đường lưỡi bò phi pháp, nhưng đến nay, Google vẫn “giữ nguyên hiện trạng”, không hề có động thái đính chính, sửa đổi đối với bản đồ sai trái, xâm hại chủ quyền Việt Nam. Trước đây và hiện nay, bản đồ của Google ở phần biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều chi tiết sai, ảnh hưởng tới lãnh thổ của Việt Nam. Dù các cá nhân, tổ chức người Việt trong và ngoài nước đã không ngừng phản đối nhưng Google cũng chỉ khắc phục được chăng hay chớ. Các chi tiết sai ảnh hưởng xấu tới lợi ích của Việt Nam vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn.

    Xâu chuỗi những sự kiện này lại với nhau, có thể thấy những lỗi trên Google Maps là có tính hệ thống, một số được cố ý tạo ra (chẳng hạn cơ chế tự động hiển thị thông tin chỉ dẫn đối với quần đảo Hoàng Sa). Khi bị Việt Nam phản đối, Google Maps có một vài động thái khắc phục, sửa sai chừng mực, rồi sau một thời gian, lợi dụng lúc dư luận Việt Nam không cảnh giác, họ lại cài các chi tiết sai trái vào.

    Trao đổi với Thanh Niên, TS Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu biển Đông sống tại Anh, nói rằng hành động của Google Maps là vô cùng nguy hiểm đối với chủ quyền Việt Nam. Người Việt Nam cần phản đối, và quan trọng nhất, Chính phủ Việt Nam cần phản đối Google, yêu cầu sửa chữa cũng như cảnh báo các rủi ro nếu hãng này tiếp tục đăng tải thông tin, hình ảnh sai trái tương tự.

    Trước đây, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) có phát hành bản đồ với ghi chú sai về Hoàng Sa, biển Đông. Sau khi bị các cá nhân, tổ chức và đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối, yêu cầu sửa chữa, NGS đã thực hiện việc khắc phục sai sót. Giờ đây, khi Google Maps liên tục cố ý tạo ra các bản đồ, thông tin gây phương hại tới chủ quyền Việt Nam, thì các cá nhân, tổ chức và đặc biệt là Chính phủ Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ. Yêu cầu Google Maps sửa đổi không chỉ giúp những người sử dụng Google tránh bị ngộ nhận bởi yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, giúp thế giới cảnh giác hơn đối với các chiêu thức tuyên truyền mờ ám của nước này, gây sự chú ý của dư luận thế giới đối với vấn đề biển Đông. Hành động phản đối Google còn cho thấy sự duy trì liên tục ý chí chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

    Đỗ Hùng

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120309/google-ung-ho-yeu-sach-phi-phap-cua-trung-quoc.aspx

  4. […] Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa (Lê Văn Út) […]

  5. 6
    trường chinh Says:

    cảm ơn LÊ VĂN ÚT

  6. 7
    Ẩn danh Says:

    Chính quyền không phản đối chuyện này thì không ai, không tập thể nào đủ tính đại diện và pháp lý để làm cho google map phải quan tâm sự phản đối này.[…]


RSS Feed for this entry

Bình luận về bài viết này