Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế

 

Bài đã được báo Người Việt ở Đức đăng lại: Học giả Việt Nam: Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp Quốc tế

Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế

 

Chủ tịch của Viện nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phát biểu một cách lộng ngôn với báo chí quốc tế:

 

  • Tất cả các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò” thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “quyền lịch sử”, bao gồm cả các quyền đánh cá, trên các vùng biển xung quanh.

 

  • Quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc ngay cả trước khi Công ước LHQ về Luật Biển có hiệu lực.

 

  • Quy ước (của Liên Hiệp Quốc – NV) xác định vấn đề về các quyền tài phán, nhưng nó không đủ để giải quyết vấn đề Biển Đông.

 

  • Tranh chấp lãnh thổ không chỉ về pháp luật quốc tế mà còn về việc làm thế nào để tối đa hóa các lợi ích quốc gia. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình.

Góc suy ngẫm:

Phiên bản tiếng Anh của tờ The Asahi Shimbun AJW, một nhật báo hàng đầu của Nhật, vừa đăng bài “Official says Beijing has ‘historical rights’ over South China Sea” (Quan chức Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh có quyền lịch sử trên biển Nam Trung Hoa) vào ngày 26.1.2012. Đây là bài phỏng vấn với Wu Shicun, chủ tịch của Viện nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc.

Trong bài này, Wu Shicun đã “truyền tải” thông điệp rõ ràng của Trung Quốc (TQ) – thôn tính toàn bộ các đảo trong đường lưỡi bò ngụy tạo mà TQ đã tự bịa ra. Dưới đây là cuộc phỏng vấn do phóng viên Nozomu Hayashi thực hiện.

Hỏi: Ý nghĩa của các quyền tài phán mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Nam Trung Hoa là gì?

Wu: Một số lập luận rằng toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên điều đó có vẻ miễn cưỡng, và đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh. Quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là một đường phân định ranh giới cho các đảo. Quan điểm này là tất cả các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò” thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “quyền lịch sử”, bao gồm cả các quyền đánh cá, trên các vùng biển xung quanh.

Hỏi: Ý nghĩa của “các quyền lịch sử” mà ông nói là gì?

Wu: Cá nhân tôi tin rằng điều quan trọng nhất là để giữ gìn cái “quyền đánh bắt cá.” Ngư dân là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng quần đảo Trường Sa và các đảo khác. Tôi đang đề cập đến các quyền mà họ đã tích lũy được. Chúng cũng bao gồm quyền hàng hải và quyền ưu tiên cho sự phát triển các nguồn lực. Chúng không nhất thiết phải độc quyền.

Hỏi: Các nước láng giềng phía nam của TQ cũng đang tuyên bố các quyền của mình trên cơ sở các quy định về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Wu: Quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc ngay cả trước khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực. Câu hỏi là quốc gia nào có chủ quyền các quần đảo này. Không có gì để bàn luận đối với các khu vực thềm lục địa. Quy ước xác định vấn đề về các quyền tài phán, nhưng nó không đủ để giải quyết vấn đề Biển Đông. Chúng ta cần phải căn cứ vào nhiều điều luật quốc tế khác nhau về các vấn đề lãnh thổ (tức là những luật tạo cơ sở cho chủ quyền).

Hỏi: TQ tuyên bố quyền đối với một phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa ở Biển Đông Trung Quốc, nhưng không công nhận quyền của Việt Nam trên thềm lục địa trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Có phải điều đó là bất hợp lí?

Wu: Một số người nghĩ như thế, ngay cả ở TQ, tuy nhiên các vấn đề của Biển Đông Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa nên được xử lý riêng biệt. Không có nhu cầu cho sự hợp nhất (trong lập luận của TQ). Tranh chấp lãnh thổ không chỉ về pháp luật quốc tế mà còn về việc làm thế nào để tối đa hóa các lợi ích quốc gia. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình.

Hỏi: Có lẽ những bàn cãm về việc liệu ai là người đầu tiên phát hiện và khai phá một hòn đảo sẽ không bao giờ chấm dứt, ông có nghĩ thế không?

Wu: Không chính phủ nào dám nhượng bộ trong khi tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở mỗi nước đang gia tăng. Không có cách nào khác ngoài việc nhắm tới một giải pháp từng bước và tìm những lúc thích hợp (để hoà giải từng bước).

***

Bấy lâu nay, TQ hay dùng mấy tờ báo của nhà nước TQ để lu loa về cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” trên Biển Đông. Tuy nhiên, lần này một quan chức của TQ phát biểu trên một tờ báo nước ngoài (Nhật). Đây có thể là một bước đi mới của TQ sau khi chiến dịch “đường lưỡi bò” bị thất bại nhục nhã?

Nhận định về các tuyên bố của Wu Shicun, các nhà khoa học Việt, những người đã rất tích cực đấu tranh xoá đường lưỡi bò nguỵ tạo của TQ trên các ấn phẩm khoa học trong thời gian qua, cho biết như sau.

——-

Một con bài nhũn của TQ sau khi bị cô lập và bị chất vấn về thái độ của TQ về Biển Đông

TS. Phạm Quang Tuấn (giáo sư ĐH New South Wales, Úc): “Theo ý kiến của tôi thì dường như ông này đưa một quan niệm vừa phải hơn về đường lưỡi bò, so với một số quan điểm cực đoan của một số học gỉả Tàu khác trong thời gian gần đây (cụ thể là những hội thảo quốc tế về Biển Đông (BĐ) ở Hà Nội và Kuala Lumpur vào cuối năm 2011). Chẳng hạn, ông ta không còn đòi hỏi quyền quản lý hầu như tất cả BĐ mà chỉ nhấn mạnh quyền lợi kinh tế trong vùng nước quanh các đảo. Ông ta chấp nhận rằng “Chúng không nhất thiết phải độc quyền”. Chữ “”indisputable” (không thể tranh cãi) không xuất hiện trong bài này. Ông ta nhấn mạnh là phải “căn cứ vào các luật quốc tế” về biển cũng như về chủ quyền, tức là không còn đưa ra luận điệu rằng chủ quyền của TQ có trước và do đó đứng lên trên luật pháp quốc tế. Rất lạ là ông ta dùng chữ “cow tongue” (lưỡi bò) là một chữ chưa bao giờ tôi thấy dùng trong các bài của các tác giả Tàu, vì nó hàm ý chế nhạo.

Về sự khác nhau giữa quan điểm của TQ về Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa, ông ta thú nhận rằng hai quan điểm này mâu thuẫn. Câu giải thích rằng TQ làm vậy chỉ để “tối đa hóa lợi ích quốc gia” thì người ngoài (không phải là người TQ) ai cũng thấy, nhưng thốt ra từ miệng một học giả Tàu thì có lẽ là lần đầu.

Có thể đây là một con bài nhũn của TQ sau khi bị cô lập và bị chất vấn về thái độ của TQ về Biển Đông ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái, cũng như bị chỉ trích ở nhiều diễn đàn khác. Tuy nhiên, cũng nên nhớ là ông Wu Shicun chỉ trả là một học giả chứ không phải là phát ngôn viên chính thức của TQ”.

Chiến lược của TQ là biến không thành có – chúng ta không nên “tham gia” vào bàn cờ mà họ đang hay sắp đi

TS. Nguyễn Văn Tuấn (nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và giáo sư Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc): “Tôi nghĩ những ý kiến của Wu như phát biểu trên đây là một phần trong chiến lược thôn tính Biển Đông của China.  Xin cho tôi không dùng chữ ”Trung Quốc”.  Nhìn chung, chiến lược xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của China có thể tóm lược bằng một câu: biến không thành có.  Chiến lược này thường được thực hiện qua 3 bước như sau:

  • Bước 1, biến một vấn đề hoàn toàn không tranh chấp thành một vấn đề tranh chấp;
  • Bước 2, gây áp lực — nếu cần dùng bạo lực — trên nước láng giềng nhỏ bé hơn;
  • Bước 3, đàm phán, và trong đàm phán thì phải có nhân nhượng, China dĩ nhiên sẽ chiếm được một phần dưới danh nghĩa là “nhường” cho nước nhỏ!  Đối với những nước nhỏ mà người đàm phán bất tài thì sẽ hả hê vì nghĩ rằng mình thắng (nhưng thật ra là thua)!

Đối với Biển Đông, họ khởi đầu bằng những bài báo khoa học và ngoài khoa học có lồng bản đồ đường lưỡi bò, như là một cách tranh thủ dư luận, rồi sau đó là phô trương và sử dụng bạo lực để chứng minh rằng họ thật lòng với ý định thôn tính Biển Đông. Bài phỏng vấn này do đó đặt vào bối cảnh chung thì chúng ta cũng không ngạc nhiên.

Nhưng chúng ta ngạc nhiên vì những lí lẽ có thể nói là thiếu thông minh và phi khoa học của Wu. Thiếu thông minh là vì những biện luận mang tính ngụy biện. Ví dụ như “quan điểm được chấp nhận rộng rãi” là một kiểu ngụy biện, nói lấy có lấy được. Lấy gì để nói là nhiều người chấp nhận quan điểm của China về đường lưỡi bò? Trong thực tế thì không có; ngược lại, giới học giả trên thế giới, kể cả Việt Nam, phản đối đường lưỡi bò và sự ngụy tạo đường lưỡi bò. Luận điểm China có quyền “lịch sử” cũng là một cách nói lấy được, bất chấp logic và chứng cứ lịch sử của Việt Nam. Nó cũng chẳng khác gì một kẻ chỉ có nhìn bằng một mắt.  Do đó, tôi thấy ý kiến của Wu rất ư là phi khoa học, khó có thể chấp nhận được trong những thảo luận nghiêm túc.

Do đó, những ý kiến của Wu trên đây một lần nữa khẳng định rằng những phản đối bản đồ đường lưỡi bò của giới khoa học Việt Nam là đúng. Biết được chiến lược xâm lấn của China, chúng ta cũng không nên “tham gia” vào bàn cờ mà họ đang hay sắp đi”.

Quan điểm của nhà học giả Trung Quốc này là hoàn toàn sai lầm

TS. Dương Danh Huy (Anh, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Qũy nghiên cứu Biển Đông):

Một số lập luận rằng toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc. Điều đó có vẻ miễn cưỡng, tuy nhiên, và đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh. Quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là một đường phân định ranh giới cho các đảo. Quan điểm này là tất cả các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò” thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “quyền lịch sử”, bao gồm cả các quyền đánh cá, trên các vùng biển xung quanh.

Sự thật là một số lập luận rằng “toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc” không chỉ là miễn cưỡng mà còn là hoàn toàn vô lý.

Nhưng điều quan trọng ở đây là chưa chắc đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh, và GS Wu Shicun đang tìm cách tạm thời che đậy nó, kiểu như giấu mình chờ thời. Sự thật là  Bắc Kinh cố ý mập mờ về quan điểm của họ. Nếu Bắc Kinh không muốn để ngỏ khả năng đòi vùng biển bên trong đường lưỡi bò thì tại sao lại mập mờ như thế. Trên thực tế, việc Trung Quốc gây áp lực với Việt Nam và Ấn Độ về các lô dầu khí 127, 128 của Việt Nam, gây áp lực với BP tại hai vịnh MộcTinh, Hải Thạch của Việt Nam, là hành động đòi biển bên trong đường lưỡi bò.

 

Việc cho rằng quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là “đường lưỡi bò” được xem như là một đường phân định ranh giới cho các đảo thì chỉ nhằm trấn an để đánh lạc hướng, chứ không có ý nghĩa gì. “Được chấp nhận rộng rãi” là thế nào? Thí dụ như quan điểm của giáo sư Shu Hao, giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quản lý tranh chấp của đại học ngoại giao, cụ thể là

The South China Sea is the sea area which was discovered and explored by the ancient Chinese people, and was then effectively managed by the Chinese government. Compared with its neighboring counties, China owns abundant historical records to prove its legal rights over the South China Sea and most islands in that area.

không được chấp nhận rộng rãi không? Trên thực tế, quan điểm như của GS Shu Hao đã bị các nhà học giả và chính trị gia trên thế giới bác bỏ hoàn toàn, và quan điểm như của GS Wu Shicun là nhằm khoác chiếc áo “có thể chấp nhận được cho thế giới” lên một điều không thể chấp nhận được.

Câu hỏi để đánh giá ý nghĩa của quan điểm như của GS Wu Shicun là cái gọi là “quyền lịch sử” đó có ra tới đường lưỡi bò hay không. Nếu cho rằng ra tới thì quan điểm đó thực chất cũng không hơn quan điểm của GS Shu Hao gì mấy.

Cá nhân tôi tin rằng điều quan trọng nhất là để giữ gìn cái “quyền đánh bắt cá.” Ngư dân đầu tiên được phát hiện và sử dụng quần đảo Trường Sa và các đảo khác. Tôi đang đề cập đến các quyền mà họ đã tích lũy được. Chúng cũng bao gồm quyền hàng hải và quyền ưu tiên cho sự phát triển các nguồn lực. Chúng không nhất thiết phải độc quyền.

Về các “quyền lịch sử” mà GS Wu Shicun mạo nhận ở trên, tôi cho rằng:

  • Thứ nhất, không có chứng cớ gì để cho rằng ngư dân Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá ra và sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Thứ nhì, nếu ngư dân Trung Quốc có quyền đánh cá truyền thống  trong vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ bờ các nước khác, thì ngư dân các nước khác cũng phải có quyền đó trong vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ bờ Trung Quốc. Và nếu như vậy thì chắc chắn là ngư dân Việt Nam có quyền quyền đánh cá truyền thống chung quanh Hoàng Sa, chưa nói đến Hoàng Sa là của Việt Nam.
  • Thứ ba, theo luật quốc tế thì việc ngày xưa đánh cá ở nơi nào không nhất thiết có nghĩa ngày nay có quyền khai thác dầu khí ở nơi đó. Không thôi thì ngày nay các nước Địa Trung Hải hay Bắc Hải đều có quyền khai thác dầu khí trên thềm lục địa của nhau, hoặc các nước đánh cá hay săn cá voi khắp thế giới sẽ có quyền khai thác dầu khí khắp nơi trên thế giới.
  • Thứ tư, việc Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS có nghĩa nước đó phải tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, không thể đòi cái gọi là “quyền lịch sử” một cách lung tung được. Nếu nước nào cũng đòi cái gọi là “quyền lịch sử” trên biển một cách lung tung như các học giả và chính phủ Trung Quốc đòi thì còn gì là trật tự đại dương nữa. Nếu như thế thì nước Anh cũng có thể đòi lung tung khối cái gọi là “quyền lịch sử” trên khắp các đại dương – nhưng trên thực tế thì nước Anh đã để thời đế quốc lại trong quá khứ.

Như vậy, quan điểm của nhà học giả Trung Quốc này là hoàn toàn sai lầm. Vậy mà ông ta còn đòi quyền ưu tiên cho Trung Quốc. Cũng xin nói thêm quan điểm đó là thuộc loại tương đối tiến bộ của Trung Quốc mà còn thế.

Khi GS Wu Shicun nói Trường Sa là của Trung Quốc thì đó là một sự sai lầm không có gì mới.

Không có nhu cầu cho sự hợp nhất [trong lập luận của TQ về Biển Đông và Biển Hoa Đông]. Tranh chấp lãnh thổ không chỉ về pháp luật quốc tế mà còn về việc làm thế nào để tối đa hóa các lợi ích quốc gia. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình.

Điều này thì GS Wu Shicun đã thành thật và nói rõ việc Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua luật pháp, cũng như sẵn sàng dùng tiêu chuẩn kép để tối đa hóa quyền lợi. Chúng ta không bao giờ nên lầm lẫn về điều đó.

Không chính phủ nào có thể có đủ khả năng để thừa nhận sự dấy lên của tình cảm dân tộc ở các nước liên quan. Không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận một giải pháp từng bước trong khi tìm kiếm thời điểm thích hợp.

Thật ra có giải pháp là đưa cho Tòa án Công lý Quốc tế xử  trang chấp, hoặc đưa cho Tòa án Trọng tài Luật Biển xử một bước của tranh chấp (cụ thể là đưa cho Tòa án Trọng tài Luật Biển phán quyết về các đảo có bao nhiêu biển và thềm lục địa). Nhưng Trung Quốc lại tuyên bố không chấp nhận cơ chế quải quyết tranh chấp của UNCLOS. Như vậy, chính Trung Quốc đã cố tình cản trở một cách giải quyết khả thi, khách quan và công bằng, xong rồi họ lại nói không có cách nào khác”.

——–

Việc TQ chuẩn bị cho một bước đi mới sau khi học thuyết “đường lưỡi bò” bị thất bại đã thể hiện khá rõ. Tuy Wu Shicun chỉ là một học giả chứ không phải là một phát ngôn viên chính thức của TQ, nhưng rất có thể đây là cách TQ muốn “đánh tiếng” trước. Chiêu bài “biến không thành có” lần này chắc chắn sẽ là một sai lầm mới của TQ trong chiến lược Biển Đông, bởi lẽ các nước sẽ không để yên cho TQ “đứng trên luật pháp quốc tế”.

 —————-

TS. Lê Văn Út (Phần Lan)

Bài viết và trích dẫn trên báo Việt Nam: Xem

Tất cả bài viết và sưu tầm: Xem

11 Comments »

  1. […] Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế […]

  2. […] Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế […]

  3. […] Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế […]

  4. […] là nó tự nhiên “biến mất”. Mời bà con tạm coi bài “Vì sao …” ở đây. –  Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế (Lê Văn Út). – Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh: Thác Bản Giốc của Việt Nam hay […]

  5. […] là nó tự nhiên “biến mất”. Mời bà con tạm coi bài “Vì sao …” ở đây. –  Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế (Lê Văn Út). – Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh: Thác Bản Giốc của Việt Nam hay […]

  6. […] – Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế (Lê Văn Út). […]

  7. […] –  Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế (Lê Văn Út). […]

  8. 9
    Bóng tre xanh Says:

    người tàu ,cố ý taọ ra tranh caỉ ,rồi xập xí xập ngầu chiếm lấy những gì họ muốn ,chúng ta không tranh caỉ với họ , không nghe ngững gì họ noí ,chúng ta chỉ nghe, khi họ noí môt lời xác quyết, không bao giờ thay đổi :HOÀNG SA TRƯỜNG SA là cuả VIỆTNAM .
    một lời không thay đổi bất cứ thời gian naò ,bất cứ nơi đâu .
    cá nhân tôi vẩn thường thắc mắc không hiểu sao người tàu ở thời đaị thế giới đi vaò thế liên lập ,sao họ laị chiếm đất giết người như thời đô hộ và thực dân ?tôi vẩn có hai thắc mắc .
    1 – họ tham và ngu .
    tham vì họ muốn nuốt biển đông và tiến qua Ân ĐỘ dương ,mở nước ra và tiến lên làm bá chủ thế giới ,lúc đó họ chẳng coi bất cứ ai ra gì .ngu là thay vì dựng nước bằng chiến tranh rất nguy hiểm sao họ không thật lòng làm một người quân tử tàu ,vừa truyền bá văn hoá tàu vưà mở đường bang giao khắp năm châu bốn biển moị người cùng sống ,trong thế đâu cũng có người tàu sinh sống ?tự họ đã đẩy người tàu vaò thế bị loaì người coi thường và khinh bỉ ,xa lánh .v.v…
    2 – hay đây là những mật đàm của tàu và mẽo ,người mẽo giúp tàu phát triển và người tàu giúp người mẽo trở lai á châu một cách dể dàng bằng cách đánh chiếm biển đaỏ ,buộc tất cả những nước có liên quan phaỉ nhờ mẽo vào can thiệp ?có dể dàng như vậy không ?
    nếu như vậy thì tàu thật sự không hiểu gì về người mẽo .the american way,i am here you move , đó là lịch sử đả xãy ra cho người da đỏ .
    hay đây là vận trơì .không cần biết vì sao ,tôi đang chờ đơị ngaỳ taù bị tan sau thơì gian bị TÂN THUY HOANG gom thâu lục quốc ,họ phaỉ tan thành năm bảy mảnh và VN sẻ có cơ hội để đoì laị biên cương biển đaỏ vẹn toàn ,xây dựng một đất nước khang trang giàu mạnh hơn, sau mốt thời gian daì ,traỉ qua mưa bão, nắng hạn, vô cùng khắc nghiệt .

  9. 10
    Thành Bí thư Says:

    Sử dụng luật rừng quen rồi. Wu Shicun có mái tóc giống bờm sư tử. ông ở trong rừng mà không xài luật rừng?

  10. […] –  Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế (Lê Văn Út). […]


RSS Feed for this entry

Gửi phản hồi cho Kế sách giữ chồng « Út V. Lê Hủy trả lời