Đại học hay không phải đại học?

Nhận xét về bài viết này, một vị ở Bộ GDĐT cho biết: “… nội dung bài viết rất tốt. Hiện nay Bộ cũng đang nghiên cứu phân tầng đại học, thông tin của anh đưa ra rất bổ ích. Tôi cũng vừa trao đổi với Bộ GD Cộng hòa Séc. Ở họ đại học cũng chia làm 2 loại: University và nonUniversity, loại thứ 2 chỉ được đào tạo trình độ Bachelor, không được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Chúc anh Khỏe….”, thì hôm nay có tin: Đến năm 2015 sẽ phân tầng đại học. Phải chăng đã đến lúc phải như thế?

*

Bài đã được online trên Báo Thanh Niên

Đại học hay không phải đại học?

 

Trong hệ thống giáo dục Phần Lan, ammattikorkeakoulu là một loại hình đào tạo sau bậc phổ thông trung học và trung cấp chuyên nghiệp. Điều đáng lưu ý là những người tốt nghiệp từ ammattikorkeakoulu không được học lên tiền tiến sĩ (licentiate) hay tiến sĩ (PhD), mặc dù họ được cấp bằng cử nhân và thạc sĩ.

Nguồn: wiki (lưu ý: Cách sử dụng wiki)

Vừa qua, tại Quốc hội Phần Lan có một cuộc tranh luận giữa Bộ Giáo Dục và Văn Hoá Phần Lan (Bộ) và Hiệp hội các “đại học khoa học ứng dụng” Phần Lan (Hiệp hội) về chuyện nên dịch chữ ammattikorkeakoulu (tiếng Phần Lan) sang tiếng Anh như thế nào. Hiệp hội thống nhất dịch chữ này sang tiếng Anh là “university of applied sciences” (đại học khoa học ứng dụng). Nhưng Bộ không đồng ý và cho rằng ammattikorkeakoulu phải được dịch là polytechnics hay community colleges hoặc vocational colleges (trường kỹ thuật hay cao đẳng cộng đồng).

Bộ lập luận rằng các ammattikorkeakoulu hoàn toàn không có nghiên cứu khoa học hay thành tích khoa học cực kỳ yếu. Do đó, loại hình này không thể xem là đại học vì đại học phải là nơi vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học. Ở Phần Lan hiện tại chỉ có 16 trường đại học, chứ không phải vài chục trường như một số nơi đã quảng cáo.

Hiệp hội đã không đồng ý với lập luận của Bộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Hiệp hội đã bác bỏ lập luận trên của Bộ bằng một lý do rất “không khoa học”, rằng việc dùng tên tiếng Anh “university of applied sciences” giúp các ammattikorkeakoulu thuận lợi trong việc thu hút được sinh viên quốc tế!

Kết quả là, hiện tại trên trang web của Bộ, các ammattikorkeakoulu được dịch sang tiếng Anh là polytechnics. Trong khi đó, Hiệp hội lại dịch thuật ngữ này là “university of applied sciences” trên chính trang nhà của họ.

Câu chuyện trên cho thấy khái niệm đại học cần được hiểu đúng theo chất của nó. Một đại học được xem là một sơ sở giảng dạy và nghiên cứu bậc cao. Nếu một trường thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể xem là một đại học hay một đại học tốt.

Gần đây, một số nước đang phát triển kêu gọi thành lập đại học nghiên cứu. Điều này chứng tỏ nhiều đại học ở các nước này chưa có hoặc có rất ít nghiên cứu khoa học (chuẩn mực quốc tế). Theo lập luận trên thì các cơ sở như thế này chỉ mang tên gọi “đại học”, chứ không phải là các đại học đúng nghĩa. Nếu một nước chưa phân biệt được đại học hay không phải đại học thì chưa thể nghĩ đến những chuyện lớn hơn như đẳng cấp quốc tế, dự án giải Nobel…

TS. Lê Văn Út

Cảm tạ: Người viết xin chân thành cảm ơn một người bạn cũ đã góp ý cho bài viết với những ý kiến quan trọng liên quan đến đoạn cuối của bài. 

***

Nói thêm: Thật ra việc chọn học các “đại học khoa học ứng dụng” không phải là đường cùng nếu muốn học lên tiền tiến sĩ hoặc tiến sĩ. Theo một giáo sư ở Oulu, người có bằng thạc sĩ của các “đại học khoa học ứng dụng” nếu có thành tích tốt thì có thể xin vào làm nghiên cứu sinh ở các đại học (luật cho phép), nhưng phải học một số môn của đại học để chuẩn hoá bằng thạc sĩ tương  đương với bằng do các đại học cấp (chi tiết “không được học” trong bài viết nên được hiểu “không được học trực tiếp”). Việc này do các giáo sư nhận học trò tự quyết định. Nhưng ông cũng cho biết “… hiếm lắm, tôi chưa nghe…”

Các “đại học khoa học ứng dụng” không phải là các trường không tốt, chỉ có điều là chúng không phải là các đại học mà kiểu như cao đẳng kỹ thuật – dựa theo quan điểm của Bộ Giáo Dục và Văn Hoá Phần Lan. Nếu ai chọn học một nghề để đi làm thì chọn học nơi này là rất tốt.

Không hiểu sao trong khi Hiệp hội quyết định dịch chữ ammattikorkeakoulu sang tiếng Anh là “university of applied sciences” và đã có phần thắng thế Bộ Giáo Dục và Văn Hoá tại Quốc hội Phần Lan, nghĩa là xem  ammattikorkeakoulu là các “đại học”, thì chính những trường này lại “phản bội” lại Hiệp hội! Ở Phần Lan, một đại học thì phải có cả đào tạo và nghiên cứu. Nhưng các ammattikorkeakoulu thì gần như không thấy nghiên cứu gì nhiều, ví dụ cho đến thời điểm này, 21.4.2012, truy xuất các công bố khoa học từ Viện thông tin ISI đối với khu vực Tampere thì chưa thấy “Tampere University of Applied Sciences” hay “đại học khoa học ứng dụng Tampere” trong danh sách:

(cần nhấn mạnh rằng ISI không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá nghiên cứu khoa học của một đại học, xin xem thêm). Thử tra lại lần nữa thì thấy “Tampere University of Applied Sciences” có được 3 bài ISI cho đến thời điểm này:

Thế thì không thể xem “Tampere University of Applied Sciences” là một đại học được. Hiệp hội đã “làm khổ” các ammattikorkeakoulu hay Polytechnics hay các cao đẳng kỹ thuật! Tuy nhiên, biết đâu các Polytechnics này sẽ đầu tư nghiên cứu và một ngày nào đó họ sẽ xứng danh là các đại học, universities, như mong muốn của Hiệp hội.

Nhìn lại Việt Nam xem! Một trường mới lên như ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã có ít nhất 23 bài ISI:

Đương nhiên so sánh một đại học của Việt Nam với một Polytechnic của Phần Lan là khập khiễng vì không có sự tương đồng, một bên là đại học còn một bên là Polytechnic. Người viết chỉ nêu ví dụ để thấy quan điểm của Bộ Giáo Dục và Văn Hoá Phần Lan là đúng. Thật ra Polytechnics của Phần Lan có môi trường học tập rất tuyệt vời cùng nhiều chế độ ưu việt cho sinh viên của họ, chỉ có vấn đề là chúng chưa phải là các đại học đúng nghĩa.

Như người viết đã khẳng định “khái niệm đại học cần được hiểu đúng theo chất của nó”, vì thực sự ý nghĩa của những tên gọi khác nhau tuỳ theo mỗi nước. Polytechnics ở Phần Lan thì có ý nghĩa như đã phân tích. Ở Pháp, École Polytechnique là một đại học nỗi tiếng, kiểu như đại học bách khoa; và Collège de France ở Paris không thể hiểu như là một cao đẳng như ở Việt Nam. Imperial College London ở Anh là một đại học lừng danh. FPT Polytechnic ở Việt Nam không thể là một đại học, mà đây là chương trình đào tạo cao đẳng thực hành của Đại học FPT.

Phần Lan tuyệt vời – về con người và cả nền giáo dục! Điều đó không thể phủ nhận. Chỉ tiếc là việc dịch chữ ammattikorkeakoulu ra “university of applied sciences” đã gây tranh cãi trong nội bộ ngành giáo dục Phần Lan. Tuy nhiên, những đồng nghiệp và bạn bè gốc Phần Lan của người viết đều hiểu rõ sự khác biệt này và họ ủng hộ quan điểm của Bộ.

Đó là chỉ là một câu chuyện nhỏ ở Phần Lan. Còn ở các nước đang phát triển thì sao? Người viết cho rằng câu chuyện trên rất bổ ích cho các nước đang phát triển trong quá trình xây dựng các đại học đúng nghĩa.

*************************************************

*******************************

Trên Báo Thanh Niên

Giáo dục
Cỡ chữ : A- A A+

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120420/the-nao-la-mot-truong-dai-hoc.aspx

***********************************

Bài viết và trích dẫn trên báo Việt Nam: Xem

Tất cả bài viết và sưu tầm: Xem

3 Comments »

  1. 1
    UVL Says:

    GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    Đo lường nghiên cứu khoa học

    Thứ Bảy, 26/05/2012 23:29
    Ngoài chất lượng đào tạo, yếu tố định hình thương hiệu của một đại học chính là nghiên cứu khoa học. Đây là hoạt động quan trọng nhất của đại học

    Có thể nói không ngoa rằng một trường đại học (ĐH) không có nghiên cứu khoa học thì chưa phải là một ĐH đúng nghĩa mà có lẽ chỉ là một trung tâm dạy nghề.

    Hoạt động quan trọng: Nghiên cứu khoa học

    Nghiên cứu khoa học, do đó, là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các ĐH đẳng cấp quốc tế. Tại những trường danh tiếng như CalTech, Harvard, ANU…, số nghiên cứu sinh nhiều hơn số sinh viên cấp cử nhân. Có 3 yếu tố định hình một ĐH đẳng cấp quốc tế là năng suất khoa học cao, tác động của nghiên cứu khoa học và xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

    Năng suất nghiên cứu khoa học. Chỉ tiêu này thường được phản ánh qua số bài báo công bố trên các tập san có hệ thống bình duyệt (peer-review). Bài báo khoa học không chỉ là một bản báo cáo về một công trình nghiên cứu mà còn là một đóng góp cho kho tàng tri thức của thế giới. Đại đa số ĐH trên thế giới dùng số bài báo trên các tập san trong thư mục ISI (Viện Thông tin Khoa học) làm thước đo về năng suất khoa học.

    Tác động của nghiên cứu khoa học. Tầm ảnh hưởng của công trình khoa học có thể đo lường qua chỉ số trích dẫn. Những công trình khoa học có tác động thường được đồng nghiệp trích dẫn nhiều lần. Theo thống kê, có trên 50% bài báo khoa học chưa bao giờ được trích dẫn. Ngoài ra, chỉ số trích dẫn trung bình (tính trên mỗi bài báo) có thể là một chỉ số phản ánh tác động của nghiên cứu khoa học.
    Nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng nhất của trường đại học. Trong ảnh: Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong giờ tin học _Ảnh: TẤN THẠNH
    Xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Chỉ số H đã và đang được sử dụng để đánh giá tính xuất sắc trong nghiên cứu. Ví dụ, nếu một trường ĐH có chỉ số H = 20 có nghĩa là trường này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS… và các cơ quan quản lý khoa học ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc… đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.

    Ngoài chỉ số H, số bài báo trong nhóm được trích dẫn nhiều lần (“Highly Cited Papers”, hay HCP) cũng có thể xem là một thước đo đáng tin cậy. Một công trình được xem là HCP nếu được trích dẫn trên 1.000 lần.

    Nâng tầm ĐH Việt Nam

    Hiện nay, nước ta đã có trên 400 trường ĐH-CĐ, một con số rất “ấn tượng”. Một số trường ĐH muốn có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế thì phải có kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu trường ĐH trong số trên thực sự có hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam trên các tập san quốc tế còn rất thấp. Xin được đưa ra các biện pháp dưới đây:

    Thứ nhất, cần phải hướng đến việc công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế hay đăng ký bằng sáng chế (patent) như là một tiêu chuẩn để đề bạt vào các chức danh khoa học. Ở các trường ĐH phương Tây và ngay cả trường ĐH của các nước trong vùng, số lượng và chất lượng bài báo khoa học là tiêu chuẩn số 1 trong việc xét đề bạt lên chức giảng sư hay giáo sư. Đối với cá nhân nhà khoa học, báo cáo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là viên gạch xây dựng sự nghiệp khoa bảng. Ở nước ta, nhiều năm qua, tiêu chuẩn công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế vẫn chưa được công nhận đúng mức.

    Thứ hai, cần phải xem công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san quốc tế là một chỉ tiêu để đánh giá (hay “nghiệm thu”?) các công trình nghiên cứu do Nhà nước tài trợ. Ở các nước tiên tiến, công bố các bài báo trên các tập san quốc tế chính là tiêu chuẩn số 1 để các cơ quan tài trợ xem xét cung cấp kinh phí nghiên cứu. Nhưng ở nước ta, các công trình nghiên cứu sau khi hoàn tất thường được nghiệm thu một cách khá hình thức. Có rất nhiều nghiên cứu với ngân sách hàng tỉ đồng được nghiệm thu và đánh giá là “đạt” hay “tốt” nhưng trong thực tế thì chưa có một bài báo nào trên trường quốc tế và do đó không xứng với số tiền đầu tư do người dân đóng góp.

    Thứ ba, cần phải khuyến khích các nghiên cứu sinh tiến sĩ công bố ít nhất một bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án. Nếu quy định này được thực hiện tốt, có thể kỳ vọng rằng sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế sẽ được nâng cao trong vài năm tới.
    Thứ tư, cần có chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng các nhà khoa học trẻ có công trình công bố quốc tế. Ở một số ĐH tại các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông…, người ta thưởng khá nhiều tiền (lên đến hàng ngàn USD) cho các tác giả có công trình công bố trên các tập san quốc tế có uy tín.

    Sứ mệnh phục vụ xã hội
    Trường ĐH được ra đời với sứ mệnh phục vụ xã hội, đáp ứng nhu cầu tri thức của công chúng. Tri thức là một tài sản chung của con người mang tính phi biên giới.
    Thành ra, trách nhiệm của một ĐH đẳng cấp quốc tế không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề địa phương mà phải nhắm vào việc phụng sự những vấn đề đa chiều hơn, rộng lớn hơn và qua đó để góp phần đưa giáo dục ĐH thế giới lên một chiều cao mới.
    GS NGUYỄN VĂN TUẤN

    http://nld.com.vn/20120526112238532p0c1017/do-luong-nghien-cuu-khoa-hoc.htm

  2. […] tử không còn mặn mà với “lò” luyện thi Đại học (LĐ). –  Đại học hay không phải đại học? (Lê Văn […]

  3. […] tử không còn mặn mà với “lò” luyện thi Đại học (LĐ). –  Đại học hay không phải đại học? (Lê Văn […]


RSS Feed for this entry

Bình luận về bài viết này