Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ liệt kê 10 tố chất cơ bản của người Việt

****

**********************************

****

  • Wiki có một bản tổng kết khá hay: xem

*

Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ liệt kê 10 tố chất cơ bản của người Việt

According to the American Institute of Social Research, the Vietnamese people have 10 major characteristics.

  1. First, they are hard working but easy to satisfy.
  2. Second, they are smart and creative to cope with short-termed difficulties, but lack long-termed and active reasoning abilities.
  3. Third, they are dexterous but hardly pay attention to the final perfection of their products.
  4. Fourth, they are both practical and idealistic, but don’t develop either of these tendencies into theories.
  5. Fifth, they love knowledge and have quick understanding, but hardly learn from the beginning to the end of things, so their knowledge isn’t systemic or fundamental.   In addition, Vietnamese people don’t study just for the sake of knowledge (when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs).
  6. Sixth, they are open-hearted and hospital, but their hospitality doesn’t last.
  7. Seventh, they are thrifty, but many times squander money for meaningless reasons (to save face or to show off).
  8. Eighth, they have solidarity and help each other chiefly in difficult situations and poverty; in better conditions, this characteristic rarely exists.
  9. They love peace, and can endure things, but they are often not frank for sundry reasons, so sacrifice important goals for the sake of small ones.
  10. And last, they like to gather, but lack connectivity to create strength (one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it).

*

Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:

  1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn.
  2.  Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
  3.  Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
  4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
  5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
  6.  Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
  7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
  8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
  9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
  10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

 *

Đúng là chúng ta cần tự nhìn lại mình nếu muốn cất cánh. Chỉ cần nói đến “sĩ diện” trong (5): Tri thức Việt, tạm hiểu là có học, dường như rất thích tự cho là mình giỏi và chẳng ai chịu thua ai. Nếu họ có thể biến những cái hay, cái giỏi đó vào các công trình nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế thì chắc giờ đây du học sinh Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,… đã phải xếp hàng để xin visa sang Việt Nam du học.

Xin nói thêm:

  • Đó là thông tin trong một bài viết trên VietNamNet của tác giả Nguyen Thuy, có lưu bài toàn văn phía dưới. Đây là vấn đề có thể gây tranh cãi. Tôi không đứng về phía nào, kiểu như Science :-). Theo Tôi thì mọi người nên xem lại coi thông tin trên VietnamNet có đúng hoàn toàn không.
  • Tôi chưa biết đúng sai của vấn đề này một cách toàn cục. Tôi cũng có tìm thông tin gốc từ Hoa Kỳ nhưng chưa thấy. Nhưng tôi nghĩ không phải nghiên cứu nào người ta cũng trưng lên internet. Tôi có một thân hữu đang nghiên cứu tại một viện hạt nhân bên Pháp, anh cho biết kết quả nghiên cứu chổ anh không được phép công bố ra ngoài.
  • Đương nhiên đây là vấn đề quan trọng và ngay cả nghiêm trọng. Nếu ai có cơ sở thì nên tranh luận với VietNamNet. Vấn đề này đã được công bố bằng tiếng Anh nên giờ chắc quốc tế đã biết nhiều. Nếu chúng ta thấy đúng thì nên làm sao để dân tộc mình không bị đánh giá như thế; ngược lại nếu sai thì phải phản biện lại VietNamNet hay “Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ”.
  • Tôi cũng chưa hiểu tại sao bài này lại đăng trong trang tiếng Anh của VietNamNet, mà không phải trang tiếng Việt. Hay tôi bị thiếu thông tin?

*

TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

url: http://cc.oulu.fi/~levanut; http://utvle.wordpress.com; https://levanut.wordpress.com

***************************************************

Xin cảm ơn một thân hữu đã chia sẽ thông tin này.

Bài đầy đủ về vấn đề này:

http://english.vietnamnet.vn/social/2007/02/665385/

Vietnam needs to look at herself before flying

VietNamNet Bridge – To have a successful flight, not only does Vietnam need outstanding leaders, but she also has to look into the mirror to see her defects and be determined to improve herself.  

100 years ago, in a book called The Brief History of Vietnam, first published in 1921, author Tran Trong Kim painted the following portrait of the Vietnamese people:

“In intellect and personality, Vietnamese people have both good and bad points.  In general, they are clear-minded, quick to understand things, dexterous, creative, and fond of knowledge, politeness, and ethics; they live according to the 5 principles: kindness, dedication to good causes, politeness, intelligence and trustworthiness.

However, they are cunning, and often mock others. They are usually timid, easy to be frightened, and love peace, but on the battlefields, they have courage and discipline. They are superficial, reckless, impatient, boastful, and fond of fame, entertainment and gambling. They are superstitious and like worshipping but don’t follow any particular religion. Though arrogant and boastful, they are kind-hearted and grateful to acts of kindness…”

Vietnamese people today  

According to the American Institute of Social Research, the Vietnamese people have 10 major characteristics.  First, they are hard working but easy to satisfy.  Second, they are smart and creative to cope with short-termed difficulties, but lack long-termed and active reasoning abilities. Third, they are dexterous but hardly pay attention to the final perfection of their products.

Fourth, they are both practical and idealistic, but don’t develop either of these tendencies into theories. Fifth, they love knowledge and have quick understanding, but hardly learn from the beginning to the end of things, so their knowledge isn’t systemic or fundamental.   In addition, Vietnamese people don’t study just for the sake of knowledge (when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs).

Sixth, they are open-hearted and hospital, but their hospitality doesn’t last.  Seventh, they are thrifty, but many times squander money for meaningless reasons (to save face or to show off). Eighth, they have solidarity and help each other chiefly in difficult situations and poverty; in better conditions, this characteristic rarely exists.

They love peace, and can endure things, but they are often not frank for sundry reasons, so sacrifice important goals for the sake of small ones.  And last, they like to gather, but lack connectivity to create strength (one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it).

Cunning, pushy, superficial and lacking solidarity

A foreign journalist commented thus about the Vietnamese, “You are very smart (and he cited examples of Vietnamese students winning high prizes at international contests as well as Vietnamese people’s IQ index), but you seem to be smart only in small things!  When facing momentous things, you still keep your short-sighted opinions, so often jeopardise great goals and lose opportunities.”

Perhaps, more importantly, the “cunning tradition” seems be developed into an “art of life.”  An overseas Vietnamese once said, “I’m so surprised at the tendency to jostle of the Vietnamese. When they take the train or the bus, they still push each other though every one has a ticket with the seat number.”  Also according to this person, the Vietnamese people are “one of the most curious peoples” in the world. For instance, as soon as 2 Hondas scratch each other on the street, throngs of people will gather to watch.

If one wants to witness how the Vietnamese cunningness and jostling tendency demonstrated in real life, one only needs to buy a ticket to a buffet at any restaurant or hotel.  What strikes one’s eyes is the image of people jostling each other to take as much as possible of their favorite food, only half of which will be eaten.

What’s about “superficial”?  Superficiality is evident in the endless races for degrees, wealth and fame very common among the people who believe themselves the “upper class”.

As for solidarity and the ability to work in groups, one often hear such satirical sentences as “3 Russians are equal to one Jew; three Jews equal one Vietnamese, but 3 Vietnamese are equal to…”  or “a Vietnamese falling into a lake can climb up by himself, but 3 Vietnamese can’t.”   Professor Cao Xuan Hao once asked the question, “Is it true that there is a high-position official in the heart of every Vietnamese?  Vietnamese people seem to want to be superior to even one person?  They rather die than yield?”

Fond of anything foreign: a chronic sickness 

Though arrogant and boastful, Vietnamese people can sometimes fall into such an inferiority complex that they almost become metal slaves and don’t believe they can do anything well.  The foreignness loving mentality makes many people, especially the young, worship foreign things to the extreme, and imitate blindly anything imported from abroad.

The cause of this “sickness” is a “weak body.”  When one isn’t strong from the inside, or doesn’t have anything worthy to be proud of, one tends to imitate, and run after appearances.   A perfect example is the face of Vietnamese urban architecture which includes confusingly numerous styles and schools.

With what do the Vietnamese think?

Do Vietnamese people think with the head or the “stomach” (indeed, we often use the word “nghi bung” which is the combination of the 2 words “think” and “stomach”).   At present, sentimental reasoning based on prejudices or experiences hamper our development.  When will Vietnamese students have true systemic reasoning skills?

Are the Vietnamese hard-working and patient?  One is tempted to answer in the negative, especially when this question is about the 8x generation or younger. Young Vietnamese people often do things perfunctorily. As long as we can’t cure the root of this “sickness” which is the habit of avoiding difficulties and the lack of motives in life, to help Vietnam fly will be an impossible mission.

So where do we start? 

 

To have a successful flight, not only do we need outstanding leaders, but we also have to look into the mirror to see our defects and be determined to improve ourselves.

Perhaps what we need is a program with a specific time frame and targets, the first of which is to lead a life of integrity. We have to fight with all our might against the diseases of “thinking insincerely, speaking insincerely, studying insincerely, and making things insincerely” which are turning into a sort of culture and way of living of many people.

We can start from such simple things as obeying traffic laws. For instance, we should be determined to stop at the red lines, though we don’t see any policeman nearby. There should also be strict fines for irresponsible conducts like littering or motorbike racing and swinging and honking.

Only when integrity becomes our watchword can Vietnam take off.

 

Nguyen Thuy (http://english.vietnamnet.vn)

*

Cần soi lại mình trước khi cất cánh

 

 Liệu có “bay lên” được không khi “một người rồ ga, ba người đạp thắng’? “Bay lên” được không khi “giả nhiều hơn thật, Phật ít hơn Ma”? Để có thể “bay lên”, Người Việt cần phải “soi gương” để nhận biết và chữa trị những “khuyết tật” trong tính cách của mình…

Có chăng bộ “hằng số xấu xí” về chân dung người Việt?

Cách đây gần 100 năm, trong tác phẩm “Việt Nam sử lược” được biên soạn năm 1919 và ấn hành lần đầu tiên vào năm 1921, học giả Trần Trọng Kim đã phác hoạ chân dung người Việt như sau:


“Về trí tuệ và tính tình thì người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự – nhân – nghĩa – lễ – trí – tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở.

Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn hoà bình, nhưng đã đi trận mạc thì cũng có sự can đảm, biết giữ kỷ luật. Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và hay ưa khuếch trương bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tín tông giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn…”.

Chân dung người Việt ngày nay

Viện nghiên cứu xã hội Mỹ từng phác thảo chân dung người Việt thông qua “10 đặc trưng cơ bản”:

“Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận; Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản.

Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê); Xởi lởi, chiều khách, song không bền; Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời); Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện; Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục; Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”.

So sánh hai bức “chân dung” Người Việt cách nhau gần 100 năm, một điều rất dễ nhận ra là phải chăng đã tồn tại cùng với thời gian một bộ “hằng số xấu xí” về chân dung người Việt? Xin mạo muội tóm gọn trong một “câu đối” như sau:

“Khôn lỏi, thích chen, sĩ diện, đoàn kết kém

Tự ti, tự đại, cảm tính, thiếu kiên trì”

“Khôn lỏi, thích chen, sĩ diện, đoàn kết kém”…

Một nhà báo nước ngoài khi nhận xét về người Việt, đã nói: “Dân tộc các bạn rất thông minh (ông lấy dẫn chứng về những giải thi quốc tế mà học sinh chúng ta đã đoạt được và đưa ra chỉ số IQ của người Việt), nhưng hình như chỉ thông minh trong việc nhỏ! Khi đứng trước đại sự vẫn tiếp tục cách nghĩ gần, nghĩ ngắn nên thường để tiểu tiết làm hỏng đại cục và hay đánh mất thời cơ”…

Nguy hiểm hơn, “truyền thống khôn lỏi” đó còn “phát triển” thành “nghệ thuật sống”, thành một thứ văn hoá nhanh chân như tác giả Trần Đăng Tuấn đã từng phân tích.

 

 Liên quan đến đặc điểm này, một Việt kiều đã từng nhận định: “Tôi lấy làm ngạc nhiên về tính thích chen lấn của người Việt. Đi tàu, đi xe chỉ có mấy người, ai cũng có vé, có số ghế mà vẫn “so vai, hích cánh” với nhau”. Cũng theo ông này thì người Việt Nam thuộc loại “hiếu kỳ nhất thế giới”. Bởi, “chỉ hai xe Honda quệt nhẹ vào nhau cũng đủ “quyến rũ” hàng trăm người dừng lại, ngó nghiêng”.

Nếu muốn tận mắt chứng kiến người Việt “khôn lỏi’ và “thích chen” ra sao, xin hãy mua vé tới dự một bữa tiệc buffet tại bất cứ nhà hàng, khách sạn nào. Cảnh tượng đập vào mắt tất cả các thực khách nước ngoài là những vị khách bản xứ cố sức len lỏi giữa hàng người đang xếp hàng, gắp lấy gắp để những món ăn “khoái khẩu”, bày la liệt trên bàn, ăn nửa bỏ nửa, rồi hả hê ra về, bỏ lại sau lưng bao ánh mắt khó chịu không chỉ của du khách nước ngoài mà của cả những người phục vụ.

Thế còn “sĩ diện”? Chẳng phải xã hội chúng ta đang chứng kiến những cuộc đua không có điểm dừng về bằng cấp, của cải và danh tiếng của những người tự cho mình thuộc “giới thượng lưu” đó sao?

Về khả năng đoàn kết và làm việc nhóm, hẳn rằng, trong chúng ta không ít người đã từng nghe những chuyện “tiếu lâm” về tính hợp tác của người Việt. Chẳng hạn: “Ba người Nga bằng một người Do thái, ba người Do thái bằng một người Việt Nam, song ba người Việt Nam thì…?” Hoặc: “Một người Việt rơi xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không!”

Về vấn đề này, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã từng nêu câu hỏi: “Phải chăng “trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông quan lớn. Dù chỉ làm quan lớn của một người cũng nhất thiết phải làm, chứ nhường cho người kia thì… thà chết còn hơn?”.

Vọng ngoại – căn bệnh trầm kha

Bên cạnh bệnh tự cao tự đại, người Việt ta có lúc lại sa vào mặc cảm tự ti đến mức nô lệ ngay từ trong tư tưởng, không tin mình có thể làm được tốt bất cứ cái gì. Tâm lý “sính hàng ngoại” đã khiến nhiều người, nhất là thế hệ trẻ “vọng ngoại” đến cực đoan, bắt chước đến “mù quáng” mọi thứ du nhập từ nước ngoài. Chỉ tiếc là hầu như chỉ bắt chước được hình thức bề ngoài, còn bên trong “ta vẫn hoàn ta”.

Căn nguyên của căn bệnh này là do nội lực yếu mà ra! Khi bên trong anh không vững, không có gì đáng giá, không có gì để tự tin thì việc dễ dàng chao đảo, dễ dàng bắt chước, chạy theo hình thức bên ngoài là lẽ đương nhiên! Ví dụ điển hình cho căn bệnh này là diện mạo kiến trúc của các đô thị Việt Nam hiện nay, thôi thì muôn hình vạn trạng, đủ thứ phong cách, trường phái… y hệt như một nồi lẩu thập cẩm trong con mắt khách du lịch nước ngoài, không biết các chuyên gia quy hoạch và quản lý đô thị có “đau” hay không?

Người Việt nghĩ bằng gì?

Người Việt nghĩ bằng “đầu” hay bằng “bụng” (chả phải ta thường nói “nghĩ bụng” đó sao?) Trên thực tế, lối tư duy cảm tính, dựa vào kinh nghiệm, võ đoán kiểu “thầy bói xem voi” đang là một lực cản khiến chúng ta khó bay lên… Biết đến bao giờ, trong nhà trường, học sinh mới được học những kỹ năng làm việc và phương pháp tư duy? Biết đến bao giờ mới có được một thế hệ người Việt biết tư duy một cách hệ thống và duy lý hơn?

Người Việt ta cần cù, nhẫn nại? Đúng không? Nhiều người hoài nghi về kết luận này, đặc biệt là đối với thế hệ từ 8x trở đi! Kiểu làm ăn qua quýt, “đánh trống bỏ dùi”, “chuồn chuồn đáp nước”, không làm việc gì cho đến nơi đến chốn đang là một vấn nạn của lớp trẻ. Chừng nào chúng ta chưa chữa trị được căn bệnh này từ gốc là thói quen ngại khó, thiếu động cơ và mục đích trong cuộc sống thì việc đưa Việt Nam cất cánh sẽ là một nhiệm vụ “bất khả thi”!

Sửa mình – cần bắt đầu từ đâu?

Để có thể bay lên, bên cạnh những yêu cầu và mong ước về sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo xuất sắc, tài năng, đủ sức lèo lái con tàu Việt Nam tiến ra biển lớn, mỗi người cần bắt đầu từ việc “soi gương” nhìn lại và thay đổi chính bản thân mình!

Nên chăng, cần có một chương trình hành động với thời hạn và mục tiêu cụ thể, trong đó, hãy bắt đầu là “chính mình” và chọn phong cách sống thật “chính trực”. Hãy dũng cảm tuyên chiến với căn bệnh “nghĩ giả, nói giả, học giả, làm giả” đang có nguy cơ trở thành dịch bệnh, thành một thứ văn hóa, thành lẽ sống của rất nhiều người trong xã hội.

Có thể bắt đầu từ việc đơn giản nhất là tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, kiên quyết dừng xe khi gặp đèn đỏ, dù nơi ấy không hề có công an đứng gác; không lấn tuyến hay chạy ngược chiều khi kẹt xe, không tùy tiện dừng, đỗ xe chỗ cấm…

Nên chăng, cũng cần có những chế tài thật nghiêm khắc đối với những hành vi không tôn trọng cộng đồng như: khạc nhổ nơi công cộng, xả rác, phóng uế bừa bãi, đua xe, đánh võng, bấm còi inh ỏi trong khu vực bệnh viện, trường học… Phải gò những người thiếu ý thức cộng đồng vào khuôn khổ pháp luật mới bảo vệ được lợi ích chung của cộng đồng.

Chỉ khi nào sự trung thực và chính trực trở thành tiêu chí cho mọi hành động và giá trị trong cuộc sống của cộng đồng, lúc đó, Việt Nam mới có thể bay lên!

Nguyễn Thủy (bản tiếng Việt của Việt Báo)

***

Cập nhật:

  • Hôm nay, 6.11.2011, bài này được vào nhóm bài nổi bậc trong ngày của WordPress tiếng Việt. Đây là điều đáng mừng vì người Việt rất quan tâm đến những nhận xét của bên ngoài về mình:

  • Hai ngày sau, hôm nay 8.11.2011, bài này vẫn thuộc bài nổi bậc của WordPress tiếng Việt. Hy vọng nước nhà sẽ đuổi kịp Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore,… “vẫn còn” :-):

  • Đề phòng bài gốc tiếng Anh của tác giả Nguyen Thuy trên VietNamNet bị rút, xin chụp hình lại từ VietNamNet:

27 Comments »

  1. 1
    hoàng Says:

    Những đức tính đó đã trở thành ” di chứng” về sau. Khó mà bỏ hay sửa trong nhất thời…. Phải điều chỉnh và sớm nhận ra những điều này chúng ta mới có thể sửa được…. Bây giờ ra ngoài đường, đường một chiều mà thấ xe chạy hiên ngang cứ xem đó là viêc hiển nhiên chạy chiều ngược lại, đang đi trên đường tự nhiên đâu ra một thau nước tạt ra đường, Mỗi lần tan trường là phụ huynh , học sinh đứng tràn ra cả lề đường xuống cả lòng đường, chiếm hết con đường lưu thông hỏi tại sao không kẹt xe cho được, cứ bình chân như vại…. bức xúc không chịu được….mà những điều này toàn thấy người lớn tuổi… thấy ái ngại và xấu hổ thay cho họ… không biết họ nghĩ sao về những điều đó.

  2. 2

    Bài gốc trên VNN còn được lưu tại: http://chuvanan.org/threads/6316/

  3. Bốn thói xấu của người Việt đương đại

    Thăng Sắc

    Lời mở đầu: Nói “của rất nhiều người Việt” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là “Một số thói xấu của người Việt thời nay” bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.
    ***
    1- Thói gian lận

    Từ điển Tiếng Việt 1994 định nghĩa gian lận là:
    “Có hành vi dối trả, mánh khóe, lừa lọc.”
    Dẫn từ điển cho chắc ăn thôi chứ nhắm mắt vào cũng thấy rõ người ta gian lận, dối trá thế nào, có khi còn thấy rõ hơn.

    Trong buôn bán, từ nửa lạng cà chua, dăm ba quả táo đến hàng tấn cá ba sa, hàng tấn xi măng sắt thép đều có thể bị cân điêu, chỉ cần gian lận lấy nửa lạng là người ta đem nhét thật nhiều bánh đúc vào cái diều con gà, nếu gian lận được nửa yến thì sẵn sàng bơm thuốc phọt cho gà lợn rau quả mau tăng trọng, bất chấp những tai hại khôn lường, đồ xấu đánh tráo vào với đồ tốt rồi tính thành tiền đồ tốt, hàng ôi thiu thối rữa kém chất lượng đem tẩy rửa mông má lại để bán ra thành hàng tươi ngon…

    Trong sản xuất thì bớt xén nguyên vật liệu, rút ruột công trình, làm hàng giả hàng nhái, gian lận giấy tờ sổ sách kế toán để moi tiền dự án bất chấp là dự án ODA hay dự án quốc gia, rút được tiền chia chác thì làm, không thì bỏ, bất kể chất lượng tốt xấu… Lại còn cái kiểu hùa nhau bỏ thầu thật thấp, chộp giật, cứ thắng thầu cái đã, làm nửa chừng thì bỏ đấy, một bên hết vốn, bên kia muốn hoàn thành kế hoạch lấy thành tích thi đua thì xin mời bỏ tiền vào…

    Trong giáo dục thì trường trường lớp lớp đua nhau cho điểm vống lên, học sinh lên lớp hết để lấy thành tích, cán bộ cỡ muốn có bằng thì có người đi học thay, dân tứ chiếng muốn có bằng thì mua, điểm thi thì tẩy xóa xin xỏ, giấy báo kết quả thì mạo điểm mạo danh, vào thi thì mang theo phao, cấm đoán thế nào cũng không xuể, cha mẹ thì chạy trường chạy lớp phờ cả người, nghĩ mà kinh…

    Về mặt xã hội thì kể không biết bao nhiêu thí dụ cho xuể, này nhé: lên phường lên xã vào bệnh viện thì bị xoay đủ kiểu nhưng cứ có ít “ngan nằm” là được việc, ra đường gặp đủ cách gian lận giao thông, kể từ bằng lái rởm đến xe rởm, kể từ người đi bộ, đi xe máy đến công-tơ-nơ siêu trường siêu trọng, hễ gian lận được đường là gian lận, có mắc mớ thì kẹp “nó” vào giấy tờ rồi nhờ nộp hộ vào kho, em vội phải đi không cần lấy hóa đơn, thế là xong.

    Tiền của chính phủ cho người nghèo ăn tết, tiền từ thiện cũng bị ăn chặn ăn bớt. Trộm đạo tứ tung, trộm to như tham nhũng, man trá thuế khóa, nhập lậu xuất lậu… đến nhỏ như trộm cái đinh bù loong, cái thanh tà vẹt, con gà con cá… (trộm cá bằng kích điện là phổ biến từ Nam chí Bắc!) Người dân xây nhà hễ gian lận được dù chỉ một vài mét đất công là lấn tới, người dân buôn bán hễ làm luật được là chiếm luôn vỉa hè…

    Trong văn hóa tư tưởng thì đạo văn đạo nhạc, đạo thơ đạo họa đủ cả, cũng chạy giải thưởng cho có danh, đánh bóng mạ kền cho sáng tên tuổi… Một phần không ít thanh niên học hành làm việc thì lười mà chỉ muốn có tiền nhanh, chỉ muốn tiêu xài xì tin, váy cộc chân dài tóc bờm dựng ngược, nay vũ trường mai nhà nghỉ…

    Có những cuộc vận động hoặc thi tìm hiểu mà ai cũng biết có phần không phải, ai cũng có phần không phải nhưng vẫn bất chấp, vẫn bỏ tiền bỏ của bỏ thời gian lao vào làm. Khủng khiếp nữa là gian lận giữa ý nghĩ với lời nói, người ta sẵn sàng nói cái điều mà người ta không nghĩ thế, từ đấy dẫn đến gian lận giữa lời nói và việc làm, tôi có thể rao giảng anh đừng vào nhà nghỉ khi tôi vừa từ nhà nghỉ bước ra…

    Gian lận dối trá giằng chéo đan xen ngang dọc trên dưới lớn bé to nhỏ trong suốt một thời gian rõ dài đã vượt quá một cái nếp xấu, một thói quen xấu để trở thành một thói xấu của tôi của anh của chúng ta nếu bạn không muốn nói là của người Việt bây giờ.

    2- Thói vô trách nhiệm

    Lại dẫn từ điển tiếng việt 1994:

    Trách nhiệm là:

    a- Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.

    a- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả.

    Cứ theo như định nghĩa trên, cho tới bây giờ, hầu hết những kết quả không tốt đều chưa có đâu phải gánh chịu. Như thế là thói vô trách nhiệm.

    Nếu như trách nhiệm của mình chưa ba năm rõ mười thì ai ai cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của người khác, của ngành khác, của cơ quan khác. Phủi tay.

    Ngày trước, người ta bảo vệ cây ven đường bằng cách quét vôi quanh gốc. Lúc đầu người công nhân quét rất cẩn thận, nước vôi trắng vừa đủ, vôi không rớt xuống chung quanh. Càng về sau, nước vôi càng loãng, vôi tung tóe ra đường, cho tới một lúc thấy họ chỉ gạch chéo vào gốc cây mấy cái, coi thế là xong.

    Quần áo loại dành cho người ít tiền mua về thì đường chỉ xiêu vẹo, chưa mặc đã tụt khuy, xe máy đem đi bảo dưỡng thì người ta mở ra lau qua rồi lại lắp vào như thế gọi là bảo dưỡng, nhiều công trình bị rút ruột dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, nhà bị đổ, cầu bị sập…

    Người dân lên xã phường quận huyện hoặc những cơ quan công quyền khác thường bao giờ cũng phải dăm lần bảy lượt, nhẹ nhàng cũng là người có trách nhiệm đi tập huấn, cô chú cứ chờ. Đầy đủ cả rồi mà không thích thì hỏi tại sao cái đơn lại viết thế này, chữ như chữ bác sĩ ai mà đọc được, về viết lại rồi đem lên đây…

    Cả con đường mới làm to đẹp như thế tự nhiên chình ình ra một phần cái nhà, rõ là phải giải phóng ngay từ đầu mà vẫn không đi không dỡ không phá. Lại còn cái việc đổ trộm vật liệu phế thải ra đường nữa chứ, cứ đêm đến đổ ra ngồn ngộn, nói xin lỗi chẳng khác gì cái việc ị ra đường hàng đống tướng. Những gì là của công, của cộng đồng thì việc giữ gìn bảo quản thật khó, chặt phá xâm lấn vẽ bậy bỏ bẩn một cách hết sức hồn nhiên. Ra đường thấy kẻ cắp móc túi mà không hô hoán, gặp người bị nạn thì rất đông người xúm lại để…xem nhưng vẫn dửng dưng.

    Công chức ở cơ quan, xin nói thật nhé, chẳng lấy đâu ra chuyện tám giờ vàng ngọc, trừ một vài người làm cật lực còn đâu thì tranh thủ đi chợ, đưa đón con, giặt quần áo khi nhà mất nước, sắc thuốc cho đỡ tốn điện nhà, trà nước, đọc báo buôn chuyện chơi gêm… Đủ cả. Người dân ở đường phố thì vứt rác vứt chuột chết ra đường, thải rác xuống sông xuống cống thoải mái, có khi ngang nhiên đào ống nước ngang qua đường, rửa xe máy thì phun cả nước vào người qua lại, mở cửa hàng bún chả thì cả phố hít khói với mùi thịt nướng, mở cửa hàng sắt thì ngày đêm bốn chung quanh nghe uỳnh uỵch xuống hàng, mở cửa hàng bán vô tuyến thì loa eo éo suốt ngày, bước ra đường thì bụi cát mù trời…

    Nhiều người có tiền, bỗng dưng có rất nhiều tiền thì phè phỡn và bất chấp. Nhiều nhà báo nhúng bút vào sự thật thì bị đe dọa, có trường hợp bọn xấu bắn đạn chì nhà báo lại trượt vào đùi nhà thơ mới bi hài làm sao!

    Rất đông thanh niên công khai nói rằng sống trung thực thì chỉ thiệt thòi. Cũng rất đông thanh niên chỉ ham chơi, đua đòi, sống ngày qua ngày không lý tưởng (lý tưởng hiểu theo nghĩa có mục đích tốt để phấn đấu), không có mẫu hình (role models) nào để noi theo…

    Không kể hết được. Chỉ tóm lại một câu hỏi: đâu chịu trách nhiệm về những kết quả không tốt ấy?

    Đã nhiều năm rồi người ta quen vô trách nhiệm, vô trách nhiệm nghề nghiệp, vô trách nhiệm lương tâm, tới mức trở thành dửng dưng, vô cảm, trở thành tín đồ của chủ nghĩa “mac-ke-no” (mặc kệ nó), một thói xấu của tôi, của anh, của chúng ta nếu như bạn không muốn nói đó là của người Việt bây giờ.

    3- Thời cơ hội chủ nghĩa

    Định nghĩa một cách đơn giản nhất theo Từ điển tiếng Việt 1994 là:

    a- Quan điểm, chủ trương lợi dụng cơ hội, mưu cầu những lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể việc làm đúng hay sai.

    b- Khuynh hướng tư tưởng – chính trị trong phong trào công nhân, chủ trương chính sách tùy thời, thỏa hiệp.

    Chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi, xâm nhập vào từng cá nhân, trở thành một thói xấu là thói cơ hội chủ nghĩa theo đó người ta bất chấp đúng sai, tùy thời thỏa hiệp, đón gió trở cờ để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.

    Xu thời nịnh bợ tràn lan, còn quyền thì còn đeo bám bợ đỡ, hết quyền thì lập tức quay lưng nói xấu, xoay ngay sang kẻ khác đang quyền. Những người được nịnh bợ thì đều biết chúng nó nịnh mình, nghe mãi thành quen, nghe điều trái tai thì chịu không được, lại cũng có yêu cầu phải dùng chúng nó, biến chúng nó thành lũ đệ tử em út để mà sai bảo mưu cầu lợi ích riêng, kể từ chuyện nhỏ như con thỏ là đi nhà nghỉ “mát-xa” đến chuyện lớn là xí phần đất cát, chung cư, dự án… Thế là kẻ xu nịnh và đứa được bợ đỡ hai bên đều cần nhau, xoắn vào nhau, đều tùy thời thỏa hiệp, tạo thành một thể thống nhất, có anh này thì có anh kia, cứ thế luân hồi tưởng như không bao giờ chấm dứt.

    Đấy là chưa nói đến những mưu đồ phản trắc, lừa lọc cài bẫy, vu oan giá họa, bơm vá xì tút bóp méo sự thật, xúi bẩy khích bác, a dua… chỉ vì những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đấy cũng chính là thói cơ hội chủ nghĩa.

    Lại còn hiện tượng này nữa: những kẻ xấu thì kéo bè kéo cánh, có nịnh bợ trên có đe nẹt dưới, có tham mưu có tư vấn, có liên kết móc nối, còn người tốt thì đơn độc, trơ trọi, không biết dựa vào đâu. Đành ngu ngơ ngậm miệng, nhắm mắt cho qua, bực dọc bức xúc thì về nhà chửi bâng quơ cho bõ tức thế thôi, suy cho cùng cũng là cơ hội chủ nghĩa.

    Thói cơ hội chủ nghĩa đang làm biến dạng trái tim và tâm hồn tôi, anh, đang phá hoại niềm tin của chúng ta đối với những giá trị tinh thần cao đẹp.

    4-Thói chí phèo

    Không cần phải dẫn định nghĩa, ai cũng hiểu thói chí phèo là gì. Chỉ nói thêm dân gian còn một từ khác để chỉ thói xấu này, đó là từ “bầy hầy.”

    Nhìn chung quanh mình thấy không ít những kẻ “cào lưng ăn vạ.” Xin kể ra đây một thí dụ điển hình. Trong một cuộc họp, một cán bộ bị phê bình, tức quá không kìm được bèn rút điện thoại di động ra nói để tôi gọi cho Chủ tịch nước hỏi xem phê bình thế có đúng hay không (!) Anh ta thường khoe là quen với Chủ tịch mà. Chí phèo đến thế thật đã hết chỗ bình luận.

    Trong mỗi cơ quan thế nào cũng có một vài anh cứ xoay ngang ra, mọi người làm một đường anh ta phát biểu ý kiến một nẻo. Một số người sai toét mà cứ ôm đơn đi kiện, không ăn được thì đạp đổ, bầy hầy hết chỗ nói mà phải chịu đấy. Một số anh về hưu rồi nhưng hàng ngày cứ đến cơ quan, cứ giữ phòng làm việc, cứ góp ý tùm lum hết cả. Trong sinh hoạt dân phố, đốt bếp than tổ ong khói xộc vào nhà người ta hàng ngày, người ta có ý kiến thì quắc mắt thách đứa nào dám động vào bếp của ông. Vứt rác ra đường, có ý kiến thì la lối tao vứt ra đường chứ tao có vứt vào nhà vào mả chúng mày đâu? Vác cưa máy mang ô tô đi cưa trộm cây gỗ quý giữa lòng Hà Nội… Khiếp quá!

    Tham gia giao thông thì thấy ngay thế nào là chí phèo. Những chuyện bầy hầy như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng xe trên vỉa hè… chả là cái đinh gì so với chuyện khi phạm luật thì hất cảnh sát giao thông lên nắp ca-pô rồi bỏ chạy mấy chục cây số, bật diêm đốt xe máy giữa đường, ngồi lỳ trên xe máy để cảnh sát phải khiêng cả người cả xe về trạm, gây tai nạn rồi bỏ chạy, mặc xác người bị nạn…

    Rủ nhau đi cướp gà toi, khi phóng viên chụp ảnh lại còn giơ mấy con gà dịch lên khoe, đi hội hoa thì chen chúc, dẫm đạp, bẻ cành ngắt hoa, hành khách đi xe thì bị nhốt vào tiệm cơm tù, xe buýt bị chặn lại để cướp khách, ra đường động va chạm một tí là đe chém đe giết, rải đinh ra đường cho xe xịt lốp rồi hành nghề vá xe… Đúng là có đến một ngàn lẻ một kiểu chí phèo.

    Thói chí phèo làm cho người ta nhờn với pháp luật và coi nhẹ một số những giá trị tinh thần, là thói xấu mà tôi, anh và chúng ta bây giờ có thể nhận rõ trong rất nhiều những hành xử hàng ngày. Dân gian gọi những người mắc thói chí phèo là những người bị đứt dây thần kinh xấu hổ, những dân ngụ cư ở phố hàng thớt!

    Lời kết

    Trên đây là một số thói xấu của nhiều người Việt chúng ta trong nhiều thập kỷ vừa qua. Những thói xấu này gắn bó với nhau, liên quan qua lại, có khi cái này là cái kia, trong cái này có cái kia, không khó để nhận biết bởi vì người ta cũng chẳng cần che dấu là mấy.

    Chủ đề không mới nhưng vẫn đáng nhắc lại để một lần nữa chúng ta nhìn lại và nhận biết hơn chính chúng ta, với tư cách là một cá nhân, một tập thể, một tổ chức. Nhắc lại với nhau mà cùng biết xấu hổ, đó là điều may, còn nhắm mắt bịt tai, coi như mình đã tốt cả rồi thì đó là bất hạnh.

    Thế nào cũng có bạn hỏi những thói xấu trên có là thuộc tính, là bản chất bản ngã gì gì đấy của người Việt hay không. Chắc chắn là không. Những nghĩa cử tốt đẹp, những trái tim trung hậu giàu lòng nhân ái, vị tha, đồng cảm còn nhiều lắm và đó mới là bản tính người Việt. Thế thì những thói xấu trên ở đâu quàng vào chúng ta? Nếu thực sự có một câu hỏi như thế thì nó đã vượt quá sức của người viết bài này, bởi vậy phải xin ý kiến của các nhà quản lý xã hội, các nhà nghiên cứu về xã hội, về văn hóa, lịch sử… Và để mọi người cũng có cơ hội bày tỏ ý kiến, nói cho rõ ra đâu là đen đâu là trắng thì phải chăng nên mở mục thăm dò ý kiến rộng rãi về mấy thói xấu trên và nguồn gốc của nó.

    Thăng Sắc

    http://tinhamburg.blogspot.com/2011/11/bon-thoi-xau-cua-nguoi-viet-uong-ai.html

  4. TinHamburg:

    Điểm 1: sống theo quan điểm “cầu dừa đủ xoài”.

    Điểm 2: Khôn vặt là chính; lại dễ bị khích động.

    Điểm 3: Khéo léo nhưng vì bản chất chỉ lo “bề mặt”, nên khi thấy bề mặt “hoành tráng” đủ rồi thì coi như xong. Ngoài ra, từ cái tính thích “bề mặt” nên không đủ nhận thức về tầm quan trọng của “phẩm”.

    Điểm 4: Platon đưa ra ba điểm cốt lõi: “chân, thiện, mỹ”. Người Việt chỉ chú trọng đến cái “thiện” (chú trọng là một chuyện, có thực tình để thi hành không lại là chuyện khác), nhưng lại không quan tâm đến cái “chân” và cái “mỹ”. Thiếu “chân” thì sẽ chẳng bao giờ thật sự “thiện”. Chính vì thế mà xã hội Việt Nam cứ nổi trôi như con thuyền không bến, tùy theo giòng nước văn hoá du nhập vào. Thử đặt câu hỏi: “thế nào là Việt Nam?” thì sẽ thấy rõ điều này. Thiếu “mỹ” mà lại trọng “sĩ diện” nên dẫn đến lối tư duy mà kết quả nằm ở điểm 3.

    Điểm 5: Não trạng “học để ra làm quan” vẫn còn như xưa, ở cả hai phía: người học và sự chờ đợi của xã hội chung quanh. Có xong mảnh bằng để câu cơm là coi như đã thành đạt. Nhưng điều quan trọng hơn có lẽ vẫn là thiếu khả năng tự quyết và óc sáng tạo trong tương quan với cái học.

    Điểm 6: Hay lầm lẫn giữa lịch sự và khúm núm, niềm nở và khách sáo. Không có khả năng phê bình hoặc nghe phê bình trong tinh thần xây dựng. Không có khả năng phân biệt giữa công và tư. Thiếu thẳng thắn vì cho rằng phải “tế nhị”, nhưng lại đi nói xấu sau lưng. Mắc bệnh “khiêm tốn giả tạo” quá nặng – thích cái chiêu “muốn ăn gắp bỏ cho người”; có lẽ vì thế nên cũng rất yêu … thầy bói.

    Điều 7: Nhận xét này không chính xác lắm, vì dân ta thuộc loại chơi sang, chứ không tiết kiệm. Làm mỗi ngày được 30.000 đồng, nhưng sáng vẫn cà phê, phở, tối vẫn có chén rượu, tô mì. Có lẽ nhờ thế mà dân Việt dù nghèo nhưng vẫn cứ sống được.

    Điều 8: Hoàn toàn chính xác. Con cháu Tiên Rồng vốn dĩ là giòng giống con … ly hôn (50 con theo mẹ lên núi, 50 theo cha xuống biển) nên chỉ giúp nhau khi khốn khó do nghĩa đồng bào (cùng một bọc mà ra). Khi có tiền thì dĩ nhiên là … con bà bà nuôi, con tôi tôi giữ.

    Điều 9: Lòng “yêu hoà bình” thực ra xuất phát từ quan điểm “một sự nhịn chín sự lành”. Nhưng khi có kẻ hô lên “trước nhục nước nên hoà hay nên chiến?” thì máu sĩ diện sẽ nổi lên và khi đó thì hành xử rất khó lường.

    Điều 10: Lý do là vì không có khả năng công nhận người khác, không có khả năng phê bình, không tôn trọng quy ước, không thẳng thắn, không phân biệt được chuyện công và tư … Tóm lại là số … nghèo, và sẽ còn thích … xem bói dài dài.

    http://tinhamburg.blogspot.com/2011/11/10-to-chat-co-ban-cua-nguoi-viet.html
    ———————
    UVL: Xem thêm
    http://thanhphovinh.gov.vn/?url=detail&id=21901&language=1

  5. […] 1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng 2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. 3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê). 6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền. 7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.. 10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng). Nguồn […]

  6. 20
    hungdm1 Says:

    Yếu ngoại ngữ nhiều khi trở thành tự ti. Soi, ngắm lại mình để mà điều chỉnh/

  7. 22
    Pham Says:

    I would appreciate your excerpt from American Institute of Social Research’s analysis more if there were a citation or link to the original paper.
    —————–
    UVL: Thank you very much for your comment. I found these in Nguyen Thuy’s article in VietNamNet. Please see the full article below.

    • 24
      nam giang Says:

      cái này mình đọc được và thấy quá hay,đã chia sẻ cho anh giám đóc công ty và anh ấy rất tâm đắc đã chia sẻ với tất cả mọi người trên công ty,phải nói rằng đây đúng là một trong những việc làm quan trọng nhất mà nước Mỹ làm cho chúng ta,đơn giản,hiệu quả và hết chối cãi,người chỉ ra khuyết điểm của ta lại chính là kẻ thù của ta ngày xưa.Có khi nào người không có kẻ thù mới là người thất bại,người ghét bạn lại chính là người làm bạn tiến bộ nhất.

  8. 26
    Ca dao Says:

    Sao họ lại gọi Việt Nam là “She” :
    VietNamNet Bridge – To have a successful flight, not only does Vietnam need outstanding leaders, but she also has to look into the mirror to see her defects and be determined to improve herself.
    ——————
    UVL: Chọn “she” làm đại từ thay thế cho Việt Nam. Không có vấn đề gì.


RSS Feed for this entry

Bình luận về bài viết này