Những điều người Mỹ lẫn tránh khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan

***

Bài này sẽ được VietNamNet đăng trong 3 kỳ liên tiếp. Xin xem thông tin cuối bài.

***

Những điều người Mỹ lẫn tránh khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan

Anu Partanen là một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York. Bà Partanen đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thề học từ các xã hội Bắc Âu. Về vấn đề giáo dục, nhà báo Partanen vừa đăng một bài với tựa đề What Americans Keep Ignoring About Finland’s School Success” (những điều người Mỹ lẫn tránh khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết rất hay và cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan. Chúng tôi xin giới thiệu phần chuyển ngữ sang tiếng Việt bài báo này. Lời dẫn cho từng đoạn là do chúng tôi đặt.

Các nước Bắc Âu là những siêu cường giáo dục bởi vấn đề bình đẳng được coi trọng hơn hơn sự xuất sắc.

Mọi người đều nhìn thấy rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện hệ thống giáo dục của mình một cách toàn diện, nhưng làm thế nào? Một trong những xu hướng được quan tâm nhất gần đây trong cải cách giáo dục chính là nhìn vào sự thành công đáng kinh ngạc của siêu cường giáo dục phương Tây, đó chính là Phần Lan. Nhưng vấn đề là, khi nói đến những bài học mà các trường học Phần Lan đã gợi ra, hầu hết các cuộc thảo luận đều dường như lại bỏ qua những điểm quan trọng.

Học sinh Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000

Phần Lan, quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, nếu nói về sự nổi tiếng, thì nó được biết đến là quê hương của Nokia, hãng điện thoại di động khổng lồ. Nhưng gần đây Phần Lan đang thu hút sự chú ý vào cuộc điều tra toàn cầu về chất lượng cuộc sống – Phần Lan được Newsweek xếp hạng số một vào năm ngoái – và hệ thống giáo dục quốc gia của Phần Lan đã nhận được nhiều lời nể phục đặc biệt, vì trong vài năm gần đây học sinh Phần Lan đã đạt được những điểm số cao nhất trên thế giới.
Trường học Phần Lan giành được danh tiếng mới mẻ này chính là do một nghiên cứu của tổ cức khảo sát PISA, tiến hành ba năm một lần bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cuộc khảo sát so sánh khả năng của những học sinh ở độ tuổi 15 ở những quốc gia khác nhau trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học. Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000, ngang hàng với các quốc gia kì cựu như Hàn Quốc và Singapore. Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2009 tuy Phần Lan tụt hạng không đáng kể, nhường vị trí cao nhất cho các sinh viên ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng Phần Lan vẫn nằm trên tốp đầu. Trong khi đó, kết quả khảo sát PISA đối với Hoa Kỳ lại không cao, và lần xếp hạng cao nhất cũng chỉ ở mức trung bình.

Học sinh Phần Lan không bị nhồi nhét, không học vẹt

So với mô hình giáo dục khuôn mẫu của Đông Á – thời gian học kéo dài cùng với sự nhồi nhét, học vẹt – thành công của Phần Lan đặc biệt gây hấp dẫn vì các trường học ở Phần Lan yêu cầu làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút học sinh tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn. Tất cả điều này đã dẫn đến sự đổ xô của các phái đoàn nước ngoài đến Phần Lan để tham quan trường học và trao đổi với các chuyên gia giáo dục của nước này, và phát đi liên tục các chương trình về kì tích của nền giáo dục Phần Lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên toàn thế giới.

 Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình

Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm về một chuyến thăm gần đây đến Mỹ của một trong những người đứng đầu chính quyền Phần Lan về cải cách giáo dục, ông Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan và đồng thời là tác giả cuốn sách mới: Những bài học từ Phần Lan: Thế giới học được gì từ cải cách giáo dục ở Phần Lan? Đầu tháng này, Sahlberg đã có cuộc nói chuyện với những người làm giáo dục và sinh viên tại trường Dwight ở New York. Chuyến thăm của ông nhận được sự chú ý của giới truyền thông Mỹ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này. Nhưng điều đó vẫn không đảm bảo rằng thông điệp của Sahlberg được nhìn nhận thấu đáo. Sahlberg cho tôi biết rằng ở Mỹ có những điều không ai thực sự muốn thảo luận.

* * *

Suốt chiều hôm đó Sahlberg lưu lại trường Dwight, một nhiếp ảnh gia làm cho tờ Thời Báo New York và một thành viên đoàn làm phim hãng Dan Rather thi nhau đưa tin khi Sahlberg tham gia vào một cuộc trò chuyện bàn tròn với các sinh viên. Các bài viết tiếp theo sự kiện này trên tờ Thời Báo sẽ tập trung vào Phần Lan như một “mô hình cải cách trường học siêu phàm.”

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà Sahlberg đã nhắc đến nhưng thực sự nó không được chú ý. Ông đề cập rằng “Ồ, không có trường học tư nhân nào ở Phần Lan cả.” Khái niệm này có vẻ khó hiểu cho một người Mỹ, nhưng đó là sự thật. Chỉ có một số nhỏ các trường học tồn tại độc lập ở Phần Lan, và thậm chí là tất cả đều được tài trợ từ cộng đồng. Không trường nào được phép thu học phí. Cũng không có trường đại học tư nhân. Điều này có nghĩa là thực tế tất cả mọi người ở Phần Lan học tại trường công lập, cho dù là học mẫu giáo hay học tiến sĩ.

Điều nực cười là Sahlberg đưa ra nhận xét này trong một cuộc nói chuyện tại Trường Dwight rất rõ ràng. Giống như nhiều trường học tốt nhất của Mỹ, Dwight là một trường tư, chi phí cho một học sinh trung học phải đóng lên tới 35.000 đô la Mỹ một năm – nếu không muốn nói rằng Dwight là một trường hoạt động vì lợi nhuận, một xu hướng ngày càng phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, không ai trong phòng bình luận về tuyên bố này của Sahlberg. Tôi thấy ngạc nhiên về điều này, còn ông thì không.

Sahlberg biết người Mỹ muốn nói về những gì khi thảo luận về giáo dục, bởi vì ông ấy là người họ luôn tìm đến khi ở Phần Lan. Là con trai gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, ông lớn lên trong môi trường giáo dục Phần Lan. Ông dạy toán học và vật lý tại trường trung học cơ sở ở Helsinki, làm việc tâm huyết và dần nắm giữ một loạt các vị trí trong Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, và trải qua nhiều năm làm việc như một chuyên gia giáo dục của OECD, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác. Hiện tại, ngoài nhiệm vụ của mình, Sahlberg được các tổ chức tổ chức giáo dục nước ngoài mời đến tham quan, khoảng một trăm cuộc mỗi năm, trong đó bao gồm nhiều người Mỹ, những người muốn biết bí mật của sự thành công của Phần Lan. Cuốn sách mới của Sahlberg một phần cũng là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi mọi người thường đưa ra cho ông.

Theo quan điểm của mình, người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi: Làm thế nào để có thể theo dõi khả năng của sinh viên nếu không kiểm tra chúng thường xuyên? Làm thế nào có thể cải thiện việc giảng dạy nếu bạn không có biện pháp chế tài cho các giáo viên tồi hoặc trao bằng bằng khen cho các giáo viên giỏi? Làm thế nào để thúc đẩy cạnh tranh và đưa các khu vực tư nhân vào cuộc? Làm thế nào để đáp ứng sự lựa chọn trường học?

Những câu trả lời mà Phần Lan cung cấp dường như đều đi ngược lại mọi thứ mà các nhà cải cách trường học của Mỹ đang cố gắng thực hiện. Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, Phần Lan không có bài kiểm tra chuẩn hóa. Ngoại trừ duy nhất kì thi tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học  mà tất cả học sinh đều phải tham gia để kết thúc chương trình phổ thông trung học tự nguyện, gần tương đương với chương trình trung học ở Mỹ. Thay vào đó, trong hệ thống trường công lập, giáo viên được đào tạo để đánh giá học sinh trong lớp học bằng các bài kiểm tra do chính giáo viên tự soạn. Tất cả học sinh nhận được một sổ liên lạc vào cuối mỗi học kỳ, nhưng các sổ liên lạc này được dựa trên đánh giá cá nhân của mỗi giáo viên. Định kỳ, Bộ Giáo dục và Văn hóa theo dõi tiến độ giáo dục của quốc gia bằng cách kiểm tra một vài nhóm làm mẫu ở một loạt các trường khác nhau. Còn đối với trách nhiệm giải trình của giáo viên và cán bộ quản lý, Sahlberg nhún vai: “Không có từ trách nhiệm giải trình trong tiếng Phần Lan”, sau đó ông nói với khán giả tại trường Khoa Sư phạm của Đại học Columbia. “Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình.” Đối với Sahlberg điều quan trọng là ở Phần Lan, tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý được tín nhiệm, trả lương chính đáng, và gánh rất nhiều trách nhiệm. Một bằng thạc sĩ là cần thiết để vào nghề, và chương trình đào tạo giáo viên là một trong những lựa chọn nghề nghiệp cao nhất trong cả nước. Nếu có một giáo viên dạy dở, thì hiệu trưởng phải có trách nhiệm chú ý và xử lý việc đó.

Và trong khi người Mỹ thích nói về cạnh tranh, Sahlberg chỉ ra rằng đó là điều mà không có gì làm cho người Phần Lan thấy khó chịu hơn. Trong cuốn sách của Sahlberg, ông trích dẫn lời từ một nhà văn Phần Lan tên Samuli Puronen rằng: “Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh.” Thật khó để nghĩ không theo tư tưởng của người Mỹ, nhưng khi nói đến giáo dục, thành công của Phần Lan cho thấy rằng thái độ của Phần Lan thật sự đáng nhìn nhận. Không có danh sách của trường học hoặc giáo viên hàng đầu ở Phần Lan. Động lực chính của chính sách giáo dục không phải là cạnh tranh giữa các giáo viên và giữa các trường, nhưng là hợp tác.

Điều cuối cùng là, ở Phần Lan, việc chọn trường không phải là ưu tiên hàng đầu, cũng không cần phải huy động các thành phần tư nhân vào cuộc. Điều làm cho mọi người suy ngẫm là bình luận của Sahlberg tại trường Dwight rằng một trường như Dwight không tồn tại ở Phần Lan. Sahlberg cho biết tại trường Khoa sư phạm rằng: “Ở đây là Mỹ, cha mẹ có thể đưa trẻ đi học ở các trường tư. Điều này, có thể coi giống như mô hình hoạt động của thị trường, ví dụ như là các cửa hàng. Trường là một cửa hàng và các bậc cha mẹ có thể mua bất cứ những gì họ muốn. Cha mẹ Phần Lan cũng có thể lựa chọn. Nhưng tất cả các tùy chọn đều như nhau.”
Tiếp theo mới là cú sốc thực sự. Sahlberg tiếp tục, và theo đó là thông điệp chính yếu của ông, liệu có bất kì ai trong số khán giả Mỹ nghe được.
Nhiều thập kỷ trước, khi hệ thống trường học Phần Lan cấp thiết phải cải cách, mục tiêu của chương trình mà Phần Lan thiết lập đã mang lại kết quả thành công như ngày hôm nay, là không nhất thiết phải tạo ra những học sinh xuất sắc, mà hướng đến sự bình đẳng cho xã hội.

* * *

Phần Lan không quan tâm “sản xuất” học sinh xuất sắc, chỉ quan tâm sự bình đẳng xã hội

Từ những năm 1980, động lực chính của chính sách giáo dục Phần Lan chính là khái niệm rằng mỗi đứa trẻ cần phải có cùng cơ hội như nhau để học tập, bất kể nền tảng gia đình, thu nhập, hoặc vị trí địa lý. Giáo dục đã được nhìn thấy là điều kiện đầu tiên và tiên quyết nhất, không chỉ là tạo ra những sinh viên xuất sắc, mà còn là nhưng như một công cụ để loại trừ sự bất bình đẳng trong xã hội.

Sahlberg mô tả rằng trong cách nhìn của người Phần Lan, điều này có nghĩa là trường học phải là môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Điều này bắt đầu với những điều cơ bản. Phần Lan cung cấp cho tất cả các học sinh bữa ăn miễn phí, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người, tư vấn tâm lý, và sự hướng dẫn cho từng sinh viên.

Thực tế vì việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu ở Phần Lan, nên khi sinh viên Phần Lan đạt điểm số rất cao trong cuộc khảo sát PISA đầu tiên vào năm 2001, rất nhiều người Phần nghĩ rằng kết quả đã có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng những lần khảo sát PISA sau đó đã chứng minh rằng Phần Lan đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Điều đó tạo được sự khác biệt so với một nước tương tự là Na Uy.

Ở Hoa Kỳ, quan điểm này gần như luôn luôn bị phớt lờ hoặc gạt sang một bên, và đặc biệt là tại thời điểm này nó trở nên chua chát, sau cuộc khủng hoảng tài chính và phong trào Chiếm Wall Street đã làm cho vấn đề bất bình đẳng ở Mỹ càng trở nên nổi cộm. Khoảng cách giữa những người có đủ khả năng để chi ra 35.000 đô la Mỹ học phí cho mỗi đứa trẻ mỗi năm, hoặc thậm chí là giá của một ngôi nhà ở quận có trường công lập tốt – và “99%” còn lại là sự thật cay đắng mà không mấy ai muốn nhìn nhận.

* * *

Vấn đề dân số không phải là yếu tố quyết định

Pasi Sahlberg muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách “Những bài học từ Phần Lan” của ông không phải là một sự hướng dẫn để điều chỉnh hệ thống giáo dục của các nước khác. Tất cả các nước đều khác nhau, và như nhiều người Mỹ đã chỉ ra rằng Phần Lan là một quốc gia nhỏ với dân số đồng nhất hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Sahlberg không nghĩ rằng câu hỏi về kích thước hay tính đồng nhất là lý do người Mỹ đưa ra có để bỏ qua những minh chứng từ Phần Lan. Phần Lan đúng là một quốc gia tương đối đồng nhất, ví dụ như năm 2010, chỉ có 4,6% cư dân Phần Lan được sinh ra ở một quốc gia khác, so với 12,7% ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, số sinh ở nước ngoài cư trú tại Phần Lan đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước năm 2010, và quốc gia này vẫn không mất đi lợi thế của mình trong giáo dục. Những người nhập cư có xu hướng tập trung ở một số khu vực nhất định, làm cho một số trường học trở nên đa dạng hơn hơn những nơi khác, nhưng lại không có được thay đổi nhiều so với sự khác nhau đáng kể này giữa các trường học Phần Lan trong các cuộc điều tra của PISA trong cùng kỳ.

Samuel Abrams, một học giả, đã đến thỉnh giảng tại trường Khoa Sư phạm thuộc Đại học Columbia. Ông đã nói về sự ảnh hưởng của quy mô và tính đồng nhất đối với việc giáo dục của một quốc gia bằng cách so sánh Phần Lan với một nước Bắc Âu khác là Na Uy. Giống như Phần Lan, Na Uy là một nước nhỏ và nhìn chung không đa dạng lắm về chủng tộc. Nhưng khác với Phần Lan ở chỗ Na Uy có một cách tiếp cận  với giáo dục giống Mỹ hơn. Kết quả đã thấy rõ thông qua cuộc điều tra PISA. Abrams cho thấy chính sách giáo dục mới góp phần quan trọng cho sự thành công của nền học vấn của một quốc gia hơn là so với quy mô hoặc vấn đề chủng tộc.

Thật vậy, dân số 5,4 triệu của Phần Lan có thể được so sánh với một bang ở nước Mỹ – suy cho cùng thì hầu hết nền giáo dục của Mỹ được quản lý ở cấp tiểu bang. Theo Viện Chính sách di cư, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, trong năm 2010 có 18 tiểu bang ở Mỹ  có cùng tỷ lệ phần trăm về  số cư dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có khi còn nhỏ hơn đáng kể so với Phần Lan.

Hơn nữa, mặc dù có nhiều điểm khác biệt, Phần Lan và Mỹ có một mục tiêu giáo dục chung. Những nhà hoạch định chính sách Phần Lan quyết định cải cách hệ thống giáo dục của đất nước trong những năm 1970, họ đã làm như vậy bởi vì họ nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Với việc ngành công nghiệp sản xuất đang suy giảm, mục tiêu của chính sách giáo dục ở Mỹ là để bảo toàn khả năng cạnh tranh của nước Mỹ bằng việc tương tự, đó cũng là nguyện vọng của tất cả người dân Mỹ đến cả ​​Tổng thống Obama. Kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng để giành chiến thắng, một quốc gia phải chuẩn bị tốt không chỉ một phần dân số, mà phải là tất cả dân số cho nền kinh tế mới. Được sở hữu một vài trong những trường tốt nhất trên thế giới có thể vẫn không hay nếu vẫn có nhiều lớp trẻ bị bỏ lại phía sau.

Vậy liệu đó có phải là một mục tiêu không khả thi? Sahlberg nói rằng tuy cuốn sách của ông không phải là sách hướng dẫn, nhưng nó có vai trò là “cuốn sách nhỏ của hy vọng.”

Sahlberg cho biết trong chuyến thăm của ông đến New York: “Khi Tổng thống Kennedy muốn thu hút con người vào việc tăng cường phát triển khoa học và công nghệ, ông đã đặt mục tiêu vào cuối thập niên 60, Mỹ sẽ đưa người lên mặt trăng, lúc đó nhiều người nói điều đó là không tưởng. Nhưng ông ấy đã dám nghĩ đến, cũng như vài năm sau Martin Luther King cũng đã có một giấc mơ. Những giấc mơ này đều trở thành sự thật.

Người Phần Lan mơ ước có một nền giáo dục công lập tốt cho mọi trẻ em, không phân biệt nơi học tập, hay hoàn cảnh gia đình. Và chính người Phần Lan cũng từng nghĩ rằng điều đó không thể thực hiện được.” Rõ ràng, nhiều người đã sai lầm. Dĩ nhiên chúng ta có thể tạo ra sự bình đẳng. Và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn – như là một thách thức đối với cách người Mỹ suy nghĩ về cải cách giáo dục – kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng chúng ta có thể đạt được nền học thuật xuất sắc không phải bằng cách nhấn mạnh vào sự cạnh tranh, nhưng chính là sự hợp tác, và không là sự lựa chọn, nhưng là sự bình đẳng.

Vấn đề mà nền giáo dục ở Mỹ đang phải đối mặt không phải là sự đa dạng dân tộc của dân số nhưng là vấn đề về sự bất bình đẳng kinh tế của xã hội, và điều này chính là  vấn đề mà cải cách giáo dục Phần Lan đã giải quyết. Sự bình đẳng trong nước có thể chính là tất cả  là những gì nước Mỹ cần phải được đạt được để tăng thêm khả năng cạnh tranh của mình ở trường quốc tế.

Chuyển ngữ: TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (Đại học Oulu, Phần Lan)

url: https://levanut.wordpress.com

Bài liên quan: Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan

========================

The Scandinavian country is an education superpower because it values equality more than excellence.

finnish-kids.jpg

Sergey Ivanov/Flickr

Everyone agrees the United States needs to improve its education system dramatically, but how? One of the hottest trends in education reform lately is looking at the stunning success of the West’s reigning education superpower, Finland. Trouble is, when it comes to the lessons that Finnish schools have to offer, most of the discussion seems to be missing the point.

The small Nordic country of Finland used to be known — if it was known for anything at all — as the home of Nokia, the mobile phone giant. But lately Finland has been attracting attention on global surveys of quality of life — Newsweek ranked it number one last year — and Finland’s national education system has been receiving particular praise, because in recent years Finnish students have been turning in some of the highest test scores in the world.

Finland’s schools owe their newfound fame primarily to one study: the PISA survey, conducted every three years by the Organization for Economic Co-operation and Development (OECD). The survey compares 15-year-olds in different countries in reading, math, and science. Finland has ranked at or near the top in all three competencies on every survey since 2000, neck and neck with superachievers such as South Korea and Singapore. In the most recent survey in 2009 Finland slipped slightly, with students in Shanghai, China, taking the best scores, but the Finns are still near the very top. Throughout the same period, the PISA performance of the United States has been middling, at best.

Compared with the stereotype of the East Asian model — long hours of exhaustive cramming and rote memorization — Finland’s success is especially intriguing because Finnish schools assign less homework and engage children in more creative play. All this has led to a continuous stream of foreign delegations making the pilgrimage to Finland to visit schools and talk with the nation’s education experts, and constant coverage in the worldwide media marveling at the Finnish miracle.

So there was considerable interest in a recent visit to the U.S. by one of the leading Finnish authorities on education reform, Pasi Sahlberg, director of the Finnish Ministry of Education’s Center for International Mobility and author of the new book Finnish Lessons: What Can the World Learn from Educational Change in Finland? Earlier this month, Sahlberg stopped by the Dwight School in New York City to speak with educators and students, and his visit received national media attention and generated much discussion.

And yet it wasn’t clear that Sahlberg’s message was actually getting through. As Sahlberg put it to me later, there are certain things nobody in America really wants to talk about.

* * *

During the afternoon that Sahlberg spent at the Dwight School, a photographer from the New York Times jockeyed for position with Dan Rather’s TV crew as Sahlberg participated in a roundtable chat with students. The subsequent article in the Times about the event would focus on Finland as an “intriguing school-reform model.”

Yet one of the most significant things Sahlberg said passed practically unnoticed. “Oh,” he mentioned at one point, “and there are no private schools in Finland.”

This notion may seem difficult for an American to digest, but it’s true. Only a small number of independent schools exist in Finland, and even they are all publicly financed. None is allowed to charge tuition fees. There are no private universities, either. This means that practically every person in Finland attends public school, whether for pre-K or a Ph.D.

The irony of Sahlberg’s making this comment during a talk at the Dwight School seemed obvious. Like many of America’s best schools, Dwight is a private institution that costs high-school students upward of $35,000 a year to attend — not to mention that Dwight, in particular, is run for profit, an increasing trend in the U.S. Yet no one in the room commented on Sahlberg’s statement. I found this surprising. Sahlberg himself did not.

Sahlberg knows what Americans like to talk about when it comes to education, because he’s become their go-to guy in Finland. The son of two teachers, he grew up in a Finnish school. He taught mathematics and physics in a junior high school in Helsinki, worked his way through a variety of positions in the Finnish Ministry of Education, and spent years as an education expert at the OECD, the World Bank, and other international organizations.

Now, in addition to his other duties, Sahlberg hosts about a hundred visits a year by foreign educators, including many Americans, who want to know the secret of Finland’s success. Sahlberg’s new book is partly an attempt to help answer the questions he always gets asked.

From his point of view, Americans are consistently obsessed with certain questions: How can you keep track of students’ performance if you don’t test them constantly? How can you improve teaching if you have no accountability for bad teachers or merit pay for good teachers? How do you foster competition and engage the private sector? How do you provide school choice?

The answers Finland provides seem to run counter to just about everything America’s school reformers are trying to do.

For starters, Finland has no standardized tests. The only exception is what’s called the National Matriculation Exam, which everyone takes at the end of a voluntary upper-secondary school, roughly the equivalent of American high school.

Instead, the public school system’s teachers are trained to assess children in classrooms using independent tests they create themselves. All children receive a report card at the end of each semester, but these reports are based on individualized grading by each teacher. Periodically, the Ministry of Education tracks national progress by testing a few sample groups across a range of different schools.

As for accountability of teachers and administrators, Sahlberg shrugs. “There’s no word for accountability in Finnish,” he later told an audience at the Teachers College of Columbia University. “Accountability is something that is left when responsibility has been subtracted.”

For Sahlberg what matters is that in Finland all teachers and administrators are given prestige, decent pay, and a lot of responsibility. A master’s degree is required to enter the profession, and teacher training programs are among the most selective professional schools in the country. If a teacher is bad, it is the principal’s responsibility to notice and deal with it.

And while Americans love to talk about competition, Sahlberg points out that nothing makes Finns more uncomfortable. In his book Sahlberg quotes a line from Finnish writer named Samuli Puronen: “Real winners do not compete.” It’s hard to think of a more un-American idea, but when it comes to education, Finland’s success shows that the Finnish attitude might have merits. There are no lists of best schools or teachers in Finland. The main driver of education policy is not competition between teachers and between schools, but cooperation.

Finally, in Finland, school choice is noticeably not a priority, nor is engaging the private sector at all. Which brings us back to the silence after Sahlberg’s comment at the Dwight School that schools like Dwight don’t exist in Finland.

“Here in America,” Sahlberg said at the Teachers College, “parents can choose to take their kids to private schools. It’s the same idea of a marketplace that applies to, say, shops. Schools are a shop and parents can buy what ever they want. In Finland parents can also choose. But the options are all the same.”

Herein lay the real shocker. As Sahlberg continued, his core message emerged, whether or not anyone in his American audience heard it.

Decades ago, when the Finnish school system was badly in need of reform, the goal of the program that Finland instituted, resulting in so much success today, was never excellence. It was equity.

* * *

Since the 1980s, the main driver of Finnish education policy has been the idea that every child should have exactly the same opportunity to learn, regardless of family background, income, or geographic location. Education has been seen first and foremost not as a way to produce star performers, but as an instrument to even out social inequality.

In the Finnish view, as Sahlberg describes it, this means that schools should be healthy, safe environments for children. This starts with the basics. Finland offers all pupils free school meals, easy access to health care, psychological counseling, and individualized student guidance.

In fact, since academic excellence wasn’t a particular priority on the Finnish to-do list, when Finland’s students scored so high on the first PISA survey in 2001, many Finns thought the results must be a mistake. But subsequent PISA tests confirmed that Finland — unlike, say, very similar countries such as Norway — was producing academic excellence through its particular policy focus on equity.

That this point is almost always ignored or brushed aside in the U.S. seems especially poignant at the moment, after the financial crisis and Occupy Wall Street movement have brought the problems of inequality in America into such sharp focus. The chasm between those who can afford $35,000 in tuition per child per year — or even just the price of a house in a good public school district — and the other “99 percent” is painfully plain to see.

* * *

Pasi Sahlberg goes out of his way to emphasize that his book Finnish Lessons is not meant as a how-to guide for fixing the education systems of other countries. All countries are different, and as many Americans point out, Finland is a small nation with a much more homogeneous population than the United States.

Yet Sahlberg doesn’t think that questions of size or homogeneity should give Americans reason to dismiss the Finnish example. Finland is a relatively homogeneous country — as of 2010, just 4.6 percent of Finnish residents had been born in another country, compared with 12.7 percent in the United States. But the number of foreign-born residents in Finland doubled during the decade leading up to 2010, and the country didn’t lose its edge in education. Immigrants tended to concentrate in certain areas, causing some schools to become much more mixed than others, yet there has not been much change in the remarkable lack of variation between Finnish schools in the PISA surveys across the same period.

Samuel Abrams, a visiting scholar at Columbia University’s Teachers College, has addressed the effects of size and homogeneity on a nation’s education performance by comparing Finland with another Nordic country: Norway. Like Finland, Norway is small and not especially diverse overall, but unlike Finland it has taken an approach to education that is more American than Finnish. The result? Mediocre performance in the PISA survey. Educational policy, Abrams suggests, is probably more important to the success of a country’s school system than the nation’s size or ethnic makeup.

Indeed, Finland’s population of 5.4 million can be compared to many an American state — after all, most American education is managed at the state level. According to the Migration Policy Institute, a research organization in Washington, there were 18 states in the U.S. in 2010 with an identical or significantly smaller percentage of foreign-born residents than Finland.

What’s more, despite their many differences, Finland and the U.S. have an educational goal in common. When Finnish policymakers decided to reform the country’s education system in the 1970s, they did so because they realized that to be competitive, Finland couldn’t rely on manufacturing or its scant natural resources and instead had to invest in a knowledge-based economy.

With America’s manufacturing industries now in decline, the goal of educational policy in the U.S. — as articulated by most everyone from President Obama on down — is to preserve American competitiveness by doing the same thing. Finland’s experience suggests that to win at that game, a country has to prepare not just some of its population well, but all of its population well, for the new economy. To possess some of the best schools in the world might still not be good enough if there are children being left behind.

Is that an impossible goal? Sahlberg says that while his book isn’t meant to be a how-to manual, it is meant to be a “pamphlet of hope.”

“When President Kennedy was making his appeal for advancing American science and technology by putting a man on the moon by the end of the 1960′s, many said it couldn’t be done,” Sahlberg said during his visit to New York. “But he had a dream. Just like Martin Luther King a few years later had a dream. Those dreams came true. Finland’s dream was that we want to have a good public education for every child regardless of where they go to school or what kind of families they come from, and many even in Finland said it couldn’t be done.”

Clearly, many were wrong. It is possible to create equality. And perhaps even more important — as a challenge to the American way of thinking about education reform — Finland’s experience shows that it is possible to achieve excellence by focusing not on competition, but on cooperation, and not on choice, but on equity.

The problem facing education in America isn’t the ethnic diversity of the population but the economic inequality of society, and this is precisely the problem that Finnish education reform addressed. More equity at home might just be what America needs to be more competitive abroad.

http://www.theatlantic.com/national/archive/2011/12/can-americas-schools-be-like-finlands/250564/

==============================

Thông tin trên báo chí – VietNamNet:

Những điều Mỹ làm ngơ về kỳ tích Phần Lan

Anu Partanen là một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York. Bà đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thể học từ các xã hội Bắc Âu.

Về giáo dục, Partanen vừa đăng một bài với tựa đề “What Americans Keep Ignoring About Finland’s School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan. VietNamNet giới thiệu bản dịch tiếng Việt bài báo này.

Học sinh Phần Lan trong một giờ học

Các nước Bắc Âu là những siêu cường giáo dục bởi vấn đề bình đẳng được coi trọng hơn hơn sự xuất sắc.

Mọi người đều nhìn thấy rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện hệ  thống giáo dục của mình một cách toàn diện, nhưng làm thế nào?

Một trong những xu hướng được quan tâm nhất gần đây trong cải cách giáo dục chính là  nhìn vào sự thành công đáng kinh ngạc của siêu cường giáo dục phương Tây, đó chính là Phần Lan. Nhưng vấn  đề là, khi nói đến những bài học mà các trường học Phần Lan đã gợi ra, hầu hết các cuộc thảo luận  đều dường như lại bỏ qua những điểm quan trọng.

Xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000

Phần Lan, quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, nếu nói về  sự nổi tiếng, thì nó được biết đến là quê hương của Nokia, hãng điện thoại di động khổng lồ.

Nhưng gần đây, Phần Lan đang thu hút sự  chú ý vào cuộc điều tra toàn cầu về  chất lượng cuộc sống – Phần Lan được Newsweek xếp hạng số một vào năm ngoái – và hệ thống giáo dục quốc gia của Phần Lan đã nhận được nhiều lời nể phục đặc biệt, vì trong vài năm gần đây học sinh Phần Lan đã đạt được những điểm số cao nhất trên thế giới.

Trường học Phần Lan giành được danh tiếng mới mẻ này chính là do một nghiên cứu của tổ cức khảo sát PISA, tiến hành ba năm một lần bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Cuộc khảo sát so sánh khả năng của những học sinh ở độ tuổi 15 ở những quốc gia khác nhau trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học.

Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000, ngang hàng với các quốc gia kì cựu như Hàn Quốc và Singapore.

Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2009 tuy tụt hạng không đáng kể, nhường vị trí cao nhất cho các sinh viên ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng Phần Lan vẫn nằm trên tốp đầu.

Trong khi đó, kết quả khảo sát PISA đối với Hoa Kỳ lại không cao, và lần xếp hạng cao nhất cũng chỉ ở mức trung bình.

Không bị học nhồi, học vẹt

So với mô hình giáo dục khuôn mẫu của Đông Á  – thời gian học kéo dài cùng với sự nhồi nhét, học vẹt – thành công của Phần Lan đặc biệt gây hấp dẫn vì các trường học yêu cầu làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút học sinh tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn.

Tất cả  điều này đã dẫn đến sự đổ xô của các phái đoàn nước ngoài đến Phần Lan để tham quan trường học và trao đổi với các chuyên gia giáo dục của nước này, và phát đi liên tục các chương trình về kì tích của nền giáo dục Phần Lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên toàn thế  giới.

Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là  gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình

Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm về  một chuyến thăm gần đây đến Mỹ của một trong những người đứng đầu chính quyền Phần Lan về  cải cách giáo dục, ông Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan và đồng thời là tác giả cuốn sách mới: Những bài học từ Phần Lan: Thế giới học được gì từ cải cách giáo dục ở Phần Lan?

Đầu tháng này, Sahlberg đã có cuộc nói chuyện với những người làm giáo dục và sinh viên tại trường Dwight ở New York.

Chuyến thăm của ông nhận được sự chú ý của giới truyền thông Mỹ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này.

Nhưng điều đó vẫn không đảm bảo rằng thông điệp của Sahlberg được nhìn nhận thấu đáo. Sahlberg cho tôi biết rằng ở Mỹ có những điều không ai thực sự muốn thảo luận.

* * *

Suốt chiều hôm đó Sahlberg lưu lại trường Dwight, một nhiếp ảnh gia làm cho tờ Thời Báo New York và một thành viên đoàn làm phim hãng Dan Rather thi nhau đưa tin khi ông tham gia vào một cuộc trò chuyện với các sinh viên. Các bài viết tiếp theo sự kiện này trên tờ Thời Báo sẽ tập trung vào Phần Lan như một “mô hình cải cách trường học siêu phàm.”

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà  Sahlberg đã nhắc đến nhưng thực sự không được chú ý.

Ông đề cập rằng “Không có  trường học tư nhân nào ở Phần Lan cả.” Khái niệm này có vẻ khó hiểu với người Mỹ, nhưng đó là sự thật. Chỉ có một số nhỏ các trường học tồn tại độc lập ở Phần Lan, và thậm chí là tất cả đều được tài trợ từ cộng đồng. Không trường nào được phép thu học phí. Cũng không có trường đại học tư nhân. Điều này có nghĩa là thực tế, tất cả mọi người ở Phần Lan học tại trường công lập, cho dù là học mẫu giáo hay học tiến sĩ.

Điều nực cười là Sahlberg đưa ra nhận xét này trong một cuộc nói chuyện tại Trường Dwight rất rõ ràng.

Giống như nhiều trường học tốt nhất của Mỹ, Dwight là một trường tư, chi phí cho một học sinh trung học phải đóng lên tới 35.000 đô la Mỹ một năm – nếu không muốn nói Dwight là một trường hoạt động vì lợi nhuận, xu hướng ngày càng phổ biến tại Mỹ.

Tuy nhiên, không ai trong phòng bình luận về tuyên bố này của Sahlberg. Tôi thấy ngạc nhiên về điều này, còn ông thì không.

Sahlberg biết người Mỹ muốn nói về những gì khi thảo luận về giáo dục, bởi vì ông là người họ luôn tìm đến khi ở Phần Lan.

Là con trai gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, ông lớn lên trong môi trường giáo dục Phần Lan. Ông dạy toán học và vật lý tại trường trung học cơ sở ở Helsinki, làm việc tâm huyết và dần nắm giữ một loạt các vị trí trong Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, trải qua nhiều năm làm việc như một chuyên gia giáo dục của OECD, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác.

Hiện tại, ngoài nhiệm vụ của mình, Sahlberg được các tổ chức tổ chức giáo dục nước ngoài mời đến tham quan, khoảng một trăm cuộc mỗi năm, trong đó gồm nhiều người Mỹ, những người muốn biết bí mật sự thành công của Phần Lan. Cuốn sách mới của Sahlberg một phần cũng là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi mọi người thường đưa ra.

(còn tiếp…)

  • Chuyển ngữ: TS. Lê Văn Út –  Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)

********************************

VietNamNet cảm ơn TS Lê Văn Út và đã chia sẻ bài viết này. Mời bạn đọc chia sẻ thông tin theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/55325/nhung-dieu-my-lam-ngo-ve–ky-tich-phan-lan.html

=====================

‘Chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh’

“Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh.” Thật khó để nghĩ không theo tư tưởng của người Mỹ, nhưng khi nói đến giáo dục, thành công của Phần Lan cho thấy rằng thái độ của họ thật sự đáng nhìn nhận.

Đây là những dòng trong bài viết “What Americans Keep Ignoring About Finland’s School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan, do Anu Partanen – một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York thực hiện. Bà đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thể học từ các xã hội Bắc Âu.

XEM PHẦN 1

Theo quan điểm của mình, người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi:

Làm thế nào để có thể  theo dõi khả năng của sinh viên nếu không kiểm tra chúng thường xuyên?

Làm thế nào có thể cải thiện việc giảng dạy nếu bạn không có biện pháp chế tài cho các giáo viên tồi hoặc trao bằng bằng khen cho các giáo viên giỏi?

Làm thế nào để thúc  đẩy cạnh tranh và đưa các khu vực tư nhân vào cuộc? Làm thế nào để đáp ứng sự lựa chọn trường học?

Những câu trả  lời mà Phần Lan cung cấp dường như đều đi ngược lại mọi thứ mà các nhà cải cách trường học của Mỹ đang cố gắng thực hiện.

Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, Phần Lan không có bài kiểm tra chuẩn hóa. Ngoại trừ duy nhất kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học  mà tất cả học sinh đều phải tham gia để kết thúc chương trình phổ thông trung học tự nguyện, gần tương đương với chương trình trung học ở Mỹ.

Thay vào đó, trong hệ thống trường công lập, giáo viên được đào tạo để đánh giá học sinh trong lớp học bằng các bài kiểm tra do chính giáo viên tự soạn. Tất cả học sinh nhận được một sổ liên lạc vào cuối mỗi học kỳ, nhưng các sổ liên lạc này được dựa trên đánh giá cá nhân của mỗi giáo viên.

Định kỳ, Bộ Giáo dục và Văn hóa theo dõi tiến độ giáo dục của quốc gia bằng cách kiểm tra một vài nhóm làm mẫu ở một loạt các trường khác nhau.

Còn đối với trách nhiệm giải trình của giáo viên và cán bộ quản lý, Sahlberg nhún vai:

Không có từ trách nhiệm giải trình trong tiếng Phần Lan” Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan.

“Không có từ trách nhiệm giải trình trong tiếng Phần Lan”, sau đó ông nói với khán giả tại trường Khoa Sư phạm của Đại học Columbia.

“Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình.”

Đối với Sahlberg điều quan trọng là ở Phần Lan, tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý được tín nhiệm, trả lương chính đáng, và gánh rất nhiều trách nhiệm.

Một bằng thạc sĩ là cần thiết để vào nghề, và chương trình đào tạo giáo viên là một trong những lựa chọn nghề nghiệp cao nhất trong cả nước.

Nếu có một giáo viên dạy dở, thì hiệu trưởng phải có trách nhiệm chú ý và xử lý việc đó.

Và trong khi người Mỹ thích nói về cạnh tranh, Sahlberg chỉ  ra rằng đó là điều mà không có gì làm cho người Phần Lan thấy khó chịu hơn.

Trong cuốn sách của mình, Sahlberg trích dẫn lời từ một nhà văn Phần Lan tên Samuli Puronen rằng:

“Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh.” Thật khó để nghĩ không theo tư tưởng của người Mỹ, nhưng khi nói đến giáo dục, thành công của Phần Lan cho thấy rằng thái độ của Phần Lan thật sự đáng nhìn nhận.

Không có danh sách của trường học hoặc giáo viên hàng đầu ở Phần Lan. Động lực chính của chính sách giáo dục không phải là cạnh tranh giữa các giáo viên và giữa các trường, nhưng là hợp tác.

Điều cuối cùng là, ở Phần Lan, việc chọn trường không phải là  ưu tiên hàng đầu, cũng không cần phải huy động các thành phần tư nhân vào cuộc.

Điều làm cho mọi người suy ngẫm là bình luận của Sahlberg tại trường Dwight rằng một trường như Dwight không tồn tại ở Phần Lan.

Sahlberg cho biết tại trường Khoa sư phạm rằng:

“Ở đây là Mỹ, cha mẹ có thể đưa trẻ đi học ở các trường tư. Điều này, có thể coi giống như mô hình hoạt động của thị trường, ví dụ như là các cửa hàng. Trường là một cửa hàng và các bậc cha mẹ có thể mua bất cứ những gì họ muốn. Cha mẹ Phần Lan cũng có thể lựa chọn. Nhưng tất cả các tùy chọn đều như nhau.”

Tiếp theo mới là cú sốc thực sự. Sahlberg tiếp tục, và theo đó là thông điệp chính yếu của ông, liệu có bất kì ai trong số khán giả Mỹ nghe được.

Nhiều thập kỷ trước, khi hệ thống trường học Phần Lan cấp thiết phải cải cách, mục tiêu của chương trình mà Phần Lan thiết lập đã mang lại kết quả thành công như ngày hôm nay, là không nhất thiết phải tạo ra những học sinh xuất sắc, mà hướng đến sự bình đẳng cho xã hội.

(còn tiếp phần cuối: Dân số có phải yếu tố quyết định?)

  • TS Lê Văn Út và Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/55349/-chien-thang-that-su-la-nguoi-khong-canh-tranh-.html

================

Dẫn đầu thế giới, không nhăm nhe trò xuất sắc

 
Từ những năm 1980, động lực chính của chính sách giáo dục Phần Lan là khái niệm rằng mỗi  đứa trẻ cần phải có cùng cơ hội như  nhau để học tập, bất kể nền tảng gia đình, thu nhập, hoặc vị trí địa lý. Giáo dục đã được nhìn thấy là điều kiện đầu tiên và  tiên quyết nhất, không chỉ là tạo ra những sinh viên xuất sắc, mà còn là nhưng như một công cụ để loại trừ sự bất bình đẳng trong xã hội.



Sahlberg mô tả rằng trong cách nhìn của người Phần Lan, điều này có nghĩa là trường học phải là môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Quan niệm này bắt đầu với những điều cơ bản. Phần Lan cung cấp cho tất cả các học sinh bữa ăn miễn phí, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người, tư vấn tâm lý, và sự hướng dẫn cho từng sinh viên.

Do việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu, nên khi sinh viên Phần Lan đạt điểm số  rất cao trong cuộc khảo sát PISA đầu tiên vào năm 2001, rất nhiều người dân nước này nghĩ rằng kết quả đã có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng những lần khảo sát PISA sau đó đã chứng minh rằng Phần Lan đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Điều đó tạo  được sự khác biệt so với một nước tương tự  là Na Uy.

Ở Hoa Kỳ, quan điểm này gần như luôn luôn bị phớt lờ hoặc gạt sang một bên, và đặc biệt là tại thời điểm này, nó trở nên chua chát, sau cuộc khủng hoảng tài chính và phong trào “chiếm phố Wall” đã làm cho vấn đề bất bình đẳng ở Mỹ càng trở nên nổi cộm.

Khoảng cách giữa những người có đủ khả năng để chi ra 35.000 đô la Mỹ học phí cho mỗi đứa trẻ mỗi năm, hoặc thậm chí là giá của một ngôi nhà ở quận có trường công lập tốt – và “99%” còn lại là sự thật cay đắng mà không mấy ai muốn nhìn nhận.

Vấn  đề dân số không phải yếu tố quyết định

Pasi Sahlberg muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách “Những bài học từ Phần Lan” của ông không phải là một sự hướng dẫn để điều chỉnh hệ thống giáo dục của các nước khác. Tất cả các nước đều khác nhau, và như nhiều người Mỹ đã chỉ ra rằng Phần Lan là một quốc gia nhỏ với dân số đồng nhất hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Sahlberg không nghĩ rằng câu hỏi về kích thước hay tính đồng nhất là lý do người Mỹ  đưa ra có để bỏ qua những minh chứng từ  Phần Lan.

Phần Lan đúng là một quốc gia tương đối đồng nhất. Ví dụ như năm 2010, chỉ có  4,6% cư dân Phần Lan được sinh ra ở một quốc gia khác, so với 12,7% ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, số sinh ở nước ngoài cư trú tại Phần Lan đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước năm 2010, và  quốc gia này vẫn không mất đi lợi thế của mình trong giáo dục. Những người nhập cư có xu hướng tập trung ở một số khu vực nhất định, làm cho một số trường học trở nên đa dạng hơn hơn những nơi khác, nhưng lại không có được thay đổi nhiều so với sự khác nhau đáng kể này giữa các trường học Phần Lan trong các cuộc điều tra của PISA trong cùng kỳ.

Samuel Abrams, một học giả, đã đến thỉnh giảng tại trường Khoa Sư phạm thuộc ĐH Columbia. Ông đã nói về  sự ảnh hưởng của quy mô và tính đồng nhất  đối với việc giáo dục của một quốc gia bằng cách so sánh Phần Lan với một nước Bắc Âu khác là  Na Uy.

Giống như Phần Lan, Na Uy là một nước nhỏ  và nhìn chung không đa dạng lắm về chủng tộc. Nhưng khác với Phần Lan ở chỗ Na Uy có một cách tiếp cận  với giáo dục giống Mỹ hơn. Kết quả đã thấy rõ thông qua cuộc điều tra PISA. Abrams cho thấy chính sách giáo dục mới góp phần quan trọng cho sự thành công của nền học vấn của một quốc gia hơn là so với quy mô hoặc vấn đề chủng tộc.

Thật vậy, dân số 5,4 triệu của Phần Lan có thể  được so sánh với một bang ở nước Mỹ. Suy cho cùng, hầu hết nền giáo dục của Mỹ được quản lý ở cấp tiểu bang. Theo Viện Chính sách di cư, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, trong năm 2010 có 18 tiểu bang ở Mỹ  có cùng tỷ lệ phần trăm về  số cư dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có khi còn nhỏ hơn đáng kể so với Phần Lan.

Họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải  đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Hơn nữa, mặc dù  có nhiều điểm khác biệt, Phần Lan và Mỹ  có một mục tiêu giáo dục chung. Những nhà hoạch định chính sách Phần Lan quyết định cải cách hệ  thống giáo dục của đất nước trong những năm 1970, họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải  đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Với việc ngành công nghiệp sản xuất đang suy giảm, mục tiêu của chính sách giáo dục ở Mỹ là để bảo toàn khả năng cạnh tranh của nước Mỹ bằng việc tương tự. Đó cũng là nguyện vọng của tất cả  người dân Mỹ, đến cả Tổng thống Obama.

Kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng để giành chiến thắng, một quốc gia phải chuẩn bị tốt không chỉ một phần dân số, mà phải là tất cả dân số cho nền kinh tế mới. Được sở hữu một vài trong những trường tốt nhất trên thế giới có thể vẫn không hay nếu vẫn có nhiều lớp trẻ bị bỏ lại phía sau.

Vậy liệu đó có phải là một mục tiêu không khả thi? Sahlberg nói rằng tuy cuốn sách của ông không phải là sách hướng dẫn, nhưng nó có  vai trò là “cuốn sách nhỏ của hy vọng.”

Sahlberg cho biết trong chuyến thăm của ông đến New York:

“Khi Tổng thống Kennedy muốn thu hút con người vào việc tăng cường phát triển khoa học và công nghệ, ông đã  đặt mục tiêu vào cuối thập niên 60, Mỹ sẽ  đưa người lên Mặt Trăng, lúc đó nhiều người nói  điều đó là không tưởng. Nhưng ông ấy đã dám nghĩ đến, cũng như vài năm sau Martin Luther King cũng đã có một giấc mơ. Những giấc mơ này  đều trở thành sự thật.

Người Phần Lan mơ ước có một nền giáo dục công lập tốt cho mọi trẻ em, không phân biệt nơi học tập, hay hoàn cảnh gia đình. Và chính người Phần Lan cũng từng nghĩ rằng điều đó không thể thực hiện  được”.

Rõ ràng, nhiều người đã sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta có thể tạo ra sự bình đẳng. Và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn – như là một thách thức đối với cách người Mỹ suy nghĩ về cải cách giáo dục – kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng chúng ta có thể đạt được nền học thuật xuất sắc không phải bằng cách nhấn mạnh vào sự cạnh tranh, nhưng chính là sự hợp tác, và không là sự lựa chọn, nhưng là sự bình đẳng.

Vấn đề mà  nền giáo dục ở Mỹ đang phải đối mặt không phải là sự đa dạng dân tộc của dân số  nhưng là vấn đề về sự bất bình đẳng kinh tế của xã hội, và điều này chính là vấn đề mà cải cách giáo dục Phần Lan đã giải quyết. Sự bình đẳng trong nước có thể chính là tất cả  là những gì nước Mỹ cần phải được đạt được để tăng thêm khả năng cạnh tranh của mình ở trường quốc tế.

  • Anu Partanen – The Atlantic
  • Người dịch: TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (Đại học Oulu, Phần Lan)

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Những điều Mỹ làm ngơ về kỳ tích Phần Lan
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan
Tại sao nhà trường Phần Lan thành công?
Giải mã kỳ tích giáo dục Phần Lan
Giáo dục Phần Lan – Mỹ: Cánh cửa tiếp theo
Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Phần Lan từ đâu có tiếng trong sạch?
Phần Lan giám sát từng quyết định để chặn tham nhũng
Đọ sức giáo dục Nga – Mỹ
Đọ sức giáo dục Trung Quốc và Mỹ
Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách

 

http://wwwz.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/55426/dan-dau-the-gioi–khong-nham-nhe-tro-xuat-sac.html

4 Comments »

  1. […] rồi hiện nay, 65 năm sau chiến tranh, thu nhập bình quân của họ là 38.300 đô-la; nền giáo dục thì xuất sắc nhất thế giới và miễn phí hoàn toàn; các xếp hạng về khả năng cạnh tranh, thịnh vượng và […]

  2. […] thắng thật sự là người không cạnh tranh’ (VNN). – Những điều người Mỹ lẫn tránh khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan (Lê Văn […]

  3. 3
    Q. T. Says:

    Tuyệt!

  4. […] Những điều người Mỹ lẫn tránh khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan (Lê Văn […]


RSS Feed for this entry

Bình luận về bài viết này