Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa

Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa

Một “sai lầm” không thể chấp nhận được là bản đồ của Trung Quốc có “đường lưỡi bò” trong phiên bản tiếng Hoa của Google:

Ngày 26 tháng 10 năm 2011, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã gửi một bức thư phản đối đến Google:

Trước đó, cũng đã có một nhóm các tri thức Việt gửi phản đối đến Google về vấn đề này. So với bức thư trước, bức thư này có nhiều thông tin quan trọng nên xin giới thiệu với bạn đọc.

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của Phạm Thanh Vân, nghiên cứu sinh ngành Sinh học cấu trúc tại Viện Nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Helmholtz (Đức), và Nguyễn Hoài Tưởng, nghiên cứu sinh ngành Tin học tại ĐH Bách khoa Nantes (Pháp).

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của hai bạn Vân và Tưởng.

TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

url: http://cc.oulu.fi/~levanut/; http://utvle.wordpress.com/

******************************

Cập nhật:


Bản tiếng Anh: http://goo.gl/CXdc6

Ngày 26 tháng 10 năm 2011

Ms. Kate Hurowitz

Manager, Global Communications & Public Affairs

Google Inc.

1600 Amphitheatre Parkway

Mountain View, CA 94043

Email: khurowitz@google.com

Cc: Dr Eric E. Schmidt, Chairman

Thưa bà Hurowitz,

Về: Những quan tâm đến đường chữ U ở Biển Đông trên Google Maps

Chúng tôi, những học giả và chuyên gia ký tên dưới đây, muốn dấy lên những quan ngại về các trang web bản đồ của Google: ditu.google.comditu.google.cn, trong đó có miêu tả một đường đứt đoạn chiếm gần trọn biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa theo tên gọi quốc tế). Tấm bản đồ này, được biết đến rộng rãi là “đường chữ U” hay “đường chín đoạn”, là bất hợp pháp và chính là nguồn căn của những căng thẳng hết sức nguy hiểm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Trung Quốc đã và đang sử dụng đường chữ U gắn liền với yêu sách của họ đối với phần lớn vùng biển của biển Đông. Bằng cách xâm lấn rất gần với đường bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á, đường chữ U đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia này, do đó đã vi phạm Công ước của Liên hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) [1]. Yêu sách chủ quyền với hầu hết biển Đông của Trung Quốc vì vậy mà đã không được công nhận bởi bất kỳ quốc gia nào khác.

 

Bản đồ đường chữ U đã bị bác bỏ bởi các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines. Năm 2009, Trung Quốc đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) hai công hàm kèm theo tấm bản đồ đường chữ U để khẳng định tuyên bố lãnh thổ của mình [2,3]. Việt Nam, Indonesia và Philippines đã phản hồi bằng công hàm tới CLCS để chỉ rõ lập trường bác bỏ yêu sách của Trung Quốc cũng như tấm bản đồ đường chữ U.

Công hàm của Việt Nam [4,5] tuyên bố rằng,

Yêu sách của Trung Quốc trên các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như thể hiện trong bản đồ kèm theo Công hàm CLM/17/2009 và CLM/18/2009 [tức là, bản đồ hình chữ U kèm với các là thư của Trung Quốc] hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử hay thực tế, do đó mà vô giá trị.

Công hàm của Indonesia [6] tuyên bố:

Vì vậy, như đã được thể hiện qua các tuyên bố, cái gọi là “bản đồ đường 9 đoạn” có trong Công hàm số: CML/17/2009 ngày 07 Tháng Năm 2009 [tức là bản đồ hình chữ U ở một trong những thư của Trung quốc] rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và là đồng nghĩa với việc phá vỡ UNCLOS 1982 [tức là, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển [7] ].

và Công hàm của Philippines [7] tuyên bố rằng,

... yêu sách của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên “vùng biển liên quan cũng như đáy biển và tầng đất cái tương ứng” (như được phản ánh trong cái gọi là bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn được kèm với Công hàm CML/17/2009 ngày 07 tháng 5 năm 2009 và CML/18/2009 ngày 07 tháng 5 2009 [tức là, bản đồ hình chữ U trong là thư của Trung Quốc]) nằm ngoài các đặc tính địa lý xác đáng trong KIG  đã được đề cập ở trên, và “vùng biển lân cận” sẽ không có cơ sở theo quy định của luật pháp quốc tế,  cụ thể là UNCLOS [tức là, Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển].

Hiện nay, bản đồ hình chữ U là trung tâm của các căng thẳng quốc tế nghiêm trọng ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, nhiều ngư dân Việt Nam làm việc trong phạm vi đường chữ U này đã bị hành hung, giam giữ và tài sản thì bị phá hoại, tịch thu bởi lực lượng hải quân và bán quân sự Trung Quốc. Ngư dân Philippines cũng đã thông báo rằng họ đã bị bắn bởi lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc. Trong tháng 3 năm 2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đe dọa một tàu thực hiện khảo sát địa chấn đại diện cho Philippines. Trong tháng Năm và tháng Sáu 2011, hai tàu Việt Nam thực hiện các cuộc khảo sát địa chấn cũng đã bị sách nhiễu và cáp địa chấn của họ đã bị phá hoại bởi các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu hải giám, mặc dù các tàu của Việt Nam ở trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và cách tới 680 hải lý tính từ bờ biển của Trung Quốc. Các sự cố trong khu vực hình chữ U đang trở nên nghiêm trọng đến nỗi Quốc hội Mỹ đã công khai bày tỏ mối quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, và Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một nghị quyết để “phàn đối việc Trung Quốc sử dụng vũ lực bằng tàu hải quân và an ninh hàng hải trong vùng Biển Đông” [8].

Vì vậy, sự hiện diện của bản đồ đường chữ U trong Google Maps của Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng đối với sự bất ổn trong khu vực. Chúng tôi quan ngại rằng Google đã bị lợi dụng bởi Chính phủ Trung Quốc để dẫn dắt người dùng Google Maps, bao gồm người Trung Quốc, tin rằng Google xác nhận tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Điều này cuối cùng sẽ tiếp tay cho đường lối cứng rắn ở Trung Quốc. Như vậy, sự công bố tấm bản đồ này của Google gián tiếp góp phần căng thẳng quốc tế trong khu vực.

Rõ ràng, Google không nên xuất bản các tuyên bố của một bên đang trong tranh chấp lãnh thổ với các bên khác, đặc biệt là khi tuyên bố đó được coi như là một hành vi vi phạm UNCLOS. Về mặt đạo đức, việc xuất bản bản đồ này là không lành mạnh khi nó thể hiện một mối đe dọa an ninh đối với nhiều nước ASEAN. Chúng tôi hiểu rằng chỉ có ditu.google.cn và ditu.google.com là hai trang Google Maps duy nhất mô tả đường chữ U, và, như vậy là sai so với các tiêu chuẩn cao của Google trong việc giữ gìn nguyên tắc trung lập.

Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Google loại bỏ đường chữ U từ các trang web Google Maps ditu.google.cnditu.google.com. Chúng tôi cho rằng việc loại bỏ này sẽ giúp tăng cường tính trung lập chính trị và tính công bằng của Google trong các tranh chấp lãnh thổ. Nó cũng sẽ là sự đảm bảo rằng Google Maps không bị sử dụng theo cách làm trầm trọng thêm căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Xin cảm ơn bà đã chú ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đối với chúng tôi và người dân của các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông.

Chúng tôi mong muốn được tin sớm từ bà.

Trân trọng,

(Danh sách những người ký tên)

Tài liệu tham khảo:

  1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển: http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm
  2. Công hàm của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của  Liên Hợp Quốc 1, ngày 7 tháng 5 năm 2009: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf
  3. Công hàm của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc  2, ngày 7 tháng 5 năm 2009: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf
  4. Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 1, ngày 8 tháng 5 năm 2009:  http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf
  5. Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 2, ngày 8 tháng 5 năm 2009: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_re_chn_2009re_vnm.pdf
  6. Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, ngày 8 tháng 7 năm 2010, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf
  7. Công hàm của Phillipines gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc , ngày 5 tháng 4 năm 2011: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf
  8. Thượng viện Mỹ đồng lòng “phản đối” việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông, thông cáo báo chí của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, ngày 27 tháng 6 năm 2011: http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm?renderforprint=1

—————

Người dịch: Nguyễn Hoài Tưởng, Phạm Thanh Vân.

18 Comments »

  1. […] chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của […]

  2. […] chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của […]

  3. […] Văn Út – Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của […]

  4. […] – Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của […]

  5. […] chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầucác tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của […]

  6. […] chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của […]

  7. […] Anh Tưởng có nhiều bài viết hoặc bài dịch liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông của nước Việt thương yêu. Mới đây, anh và bạn Phạm Thanh Vân, một nghiên cứu tiến sĩ ngành Sinh học cấu trúc bên Đức, đã dịch bức thư mà các tri thức Việt dùng để phản đối đường lưỡi bò trên Google phiên bản tiếng Tàu, và bài đã được đăng trên Báo Khoa Học và Đời Sống. […]

  8. […] vực (QĐND). – Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò? – Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa (Lê Văn […]

  9. […] vực (QĐND). – Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò? – Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa (Lê Văn […]

  10. […] vực (QĐND). – Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò? – Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa (Lê Văn Út). – André Menras Hồ Cương Quyết: Bộ phim về ngư dân Lý Sơn – […]

  11. […] vực (QĐND). – Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò? – Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa (Lê Văn […]

  12. […] (QĐND). – Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò? – Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa (Lê Văn […]


RSS Feed for this entry

Bình luận về bài viết này