Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học

Bài viết đã được đăng trên báo Tia Sáng Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học. Bản trên Tia Sáng được lưu lại ở cuối bài.


Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học

Kỳ 1: Thống kê công trình trên hai tạp chí lừng danh

Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan có tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần đây. Viện yêu cầu thành viên của các hội đồng nghiên cứu chuẩn bị bài tham luận và phát biểu tại buổi tổng kết này. Nội dung chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh của Phần Lan về nghiên cứu khoa học so với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.

Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.

Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 – 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí NatureScience. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.

Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư “tại sao chỉ Nature và Science?“. Ông cho biết “việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần” và ông nói tiếp “có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science.

Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Riêng đối với các bài từ Việt Nam, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề tác giả chính, tác giả phụ để xem một bài báo như thế có phải thực sự là của Việt Nam hay không hay chúng ta chỉ tham gia với vai trò phụ trợ. Chúng tôi tin rằng thông tin này sẽ giúp mọi người thấy được sự “trưởng thành” (theo cách hiểu của vị giáo sư trên) của khoa học nước nhà.

Dữ liệu dưới đây được truy xuất từ Web of Knowledge (nơi thống kê và xếp hạng đầy đủ nhất các tạp chí khoa học quốc tế) trong 10 năm gần nhất, 2001 – 2011 và ngày truy xuất là 02.1.2012. Chỉ các bài báo khoa học (articles – một trong 17 loại ấn phẩm) theo cách phân loại của Web of Knowledge mới được tính. Chúng tôi cũng có kèm theo dân số (theo CIA.gov và ons.gov.uk đối với Anh) của nước được liệt kê. Kết quả thu được như sau:

1/ Tốp 10 nước đứng đầu

 

Xếp hạng Tên nước Số bài báo Dân số
1 Mỹ 13228 313.232.044
2 Anh 3035 52.234.000
3 Đức 2586 81.471.834
4 Pháp 1776 65.312.249
5 Nhật 1623 126.475.664
6 Canada 1209 34.030.589
7 Thụy Sĩ 963 7.639.961
8 Hà Lan 824 16.847.007
9 Úc 767 21.766.711
10 Ý 743 61.016.804

 

Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, và Ý thuộc nhóm G7, nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển và nền kinh tế lớn.

2/ Một số nước trong khu vực Đông Nam Á

 

Xếp hạng Tên nước Số bài báo Dân số
1 Singapore 103 4.40.737
2 Indonesia 37 245.613.043
3 Thái Lan 35 66.720.153
4 Philippines 16 101.833.938
5 Malaysia 12 28.728.607
6 Việt Nam 7 90.549.390

Trong 7 bài của Việt Nam, có 3 bài trên Science và 4 bài trên Nature. Trong một bài trên Science vào năm 2007, có đến 444 tác giả tham gia và họ đến từ 90 địa chỉ khác nhau. Một chi tiết cần nhấn mạnh là không có tác giả Việt Nam nào là tác giả chính (first authors, corresponding authors) của ít nhất một trong 7 bài báo trên.

Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.

Để tránh những tranh cãi không cần thiết, chúng tôi đã hỏi ý kiến của một số nhà khoa học và nhà quản lí khoa học về vấn đề này. Bài tới sẽ giới thiệu những ý kiến này.

 ***

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), TS. Nguyễn Xuân Hưng (ĐH Strasbourg, Pháp)

 url: https://levanut.wordpress.com

Bài viết gần đây: Xem

============================

Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học

Kỳ 2: Ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lí khoa học

Trong Kỳ 1, chúng tôi đã nêu ý kiến của một vị giáo sư là thành viên của một Hội đồng khoa học thuộc Viện hàn lâm Phần Lan: “có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science.” Đồng thời chúng tôi cũng đã thống kê tốp 10 nước có số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, cùng với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đây là vấn đề có thể gây tranh cãi nên chúng tôi đã hỏi ý kiến của một số nhà khoa học và nhà quản lí khoa học, và được họ cho biết như sau.

***

Phó giáo sư Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM):

Tôi rất thú vị, và nhất trí, với ý kiến của vị GS Phần Lan, khi ông cho rằng số bài báo được công bố trên 2 tạp chí Nature và Science của các nhà khoa học của một đất nước có thể xem như điều kiên ĐỦ để góp phần đánh giá thành tựu, mức độ trưởng thành của nền khoa học của đất nước đó. Điều dĩ nhiên trước khi nói đến điều kiện ĐỦ thì ta phải có điều kiện CẦN!

Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.

Theo tôi, ý kiến của vị Giáo Sư ĐH Oulu là chấp nhận được và có thể hiểu một cách khác như sau: nhìn vào việc phát triển khoa học cơ bản của một đất nước, chúng ta có thể biết được trình độ phát triển cùa nền khoa học của đất nước đó.

Tuy nhiên, một cách khoa học, cũng cần cân nhắc đến cái CẦN và cái ĐỦ giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, giữa điểu kiện ĐỦ của khoa học và yêu cầu đối với điều kiện ĐỦ của một đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (Nguyên chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam):

Việc một quốc gia đã công bố nhiều công trình trên hai tạp chí lừng danh này (Nature và Science) là một bằng chứng rõ rệt về trình độ khoa học cao của quốc gia đó.

Tôi biết rõ một quốc gia vào thời kỳ mà quốc gia đó nằm trong top 5 nước hàng đầu thế giới về khoa học nhưng chỉ có rất ít bài đăng trên hai tạp chí nói trên, và trong 10 năm qua chưa nằm trong top 10 nước có nhiều công bố trên hai tạp chí nói trên nhưng dứt khoát hiện nay đang có nền khoa học hơn hẳn nước Úc mà tôi cũng biết khá rõ: đó là nước Nga.

Riêng đối với Việt Nam thì con số chỉ có 7 bài đăng trên hai tạp chí nói trên phù hợp với tình trạng tụt hậu không đáng có của khoa học Việt Nam, một điều làm cho giới khoa học Việt Nam chúng ta phải băn khoăn, lo lắng.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Nguyên trưởng khoa Cơ học Phá huỷ, ĐH Liège, Bỉ):

Quan điểm của vị giáo sư Phần Lan về tầm quan trọng của hai tạp chí Nature và Science là không sai, đăc biệt ông nhấn mạnh ở điền kiện đủ chứ không cần. Vì có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học lừng danh có cống hiến quyết định cho khoa học thế giới, nhưng lại chưa từng công bố trên hai tạp chí này.

Ảnh hưởng sâu rộng của hai tạp chí này phát xuất từ tính nghiêm túc ngay từ ngày sáng lập, nhưng cũng từ chỗ hai tờ báo lừng danh này thường đăng tải những công trình tổng quát hay khi có chuyên môn lại phải có ảnh hưởng phổ quát. Thông thường những bài nghiên cứu mũi nhọn ít người đọc thì đã có những tạp chí chuyên ngành, ngày càng vừa hẹp, vừa sắc bén.

Theo nhật báo “le Monde” của Pháp số ra ngày 1/4/2011, chính Nature đã công bố bảng sắp hạng về nguồn gốc số tác giả đã đăng tải trên báo mình. Xin ghi lại đây 10 nguồn sắp đầu bảng này:

  1. Đại học Harvard, Mỹ
  2. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp
  3. Viện nghiên cứu Max Planck, Đức
  4. Đại học Stanford, Mỹ
  5. Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ
  6. Đại học Tokyo, Nhật
  7. Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia, Hoa Kỳ (National Institutes of Health)
  8. Đại học Yale, Mỹ
  9. Đại học Công nghệ California, Mỹ
  10. Đại học Columbia New York, Mỹ

Trừ ngoại lệ Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp không phải là đại học mà là một tổ chức tầm cỡ quốc gia hay viện Max Planck, bản sắp hạng trên đây khá trùng hợp với bản sắp hạng chất lượng các đại học lớn tên thế giới.

Cũng đừng nên tuyệt đối hoá Nature và Science. Họ đã từng mắc sai lầm nghiêm trọng. Thí dụ trong năm 2000-2001 Narure đã cho đăng công bố bài của Jan Hendrik Schön có dữ kiện bị đánh tráo. Hay khi Nature từ chối đăng bài của hai tác giả Paul Lauterbur and Peter Mansfield để họ phải đăng báo khác, rồi sau đó hai tác giả này đã nhận được giải Nobel (2003).

Vài trò khiêm tốn của các tác giả Việt Nam trên bảng xếp hạng của “Web of Knowledge” phải làm cho chúng ta lo ngại. Đến như Philippines mà cũng có hơn gấp đôi chúng ta về số lượng công bố khoa học trên báo chí sáng giá của thế giới. Ta đứng ở đâu nay càng ngày càng rõ, ta đi về đâu lại còn mờ mịt vì chưa thấy động tác cải tổ giáo dục hay tổ chức nghiên cứu khoa học nào đánh dấu ta bắt đầu đi đúng hướng. Cái đáng lo ngại nhất là chưa thấy từ cơ quan chức năng, một nhận định nhỏ nào của nhà chức trách về những sai lầm trong quá khứ từ 60 năm nay. Chưa xác định rõ vì sao sai thì khó mà bắt đầu đúng vậy!

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc):

“ScienceNature là hai diển đàn khoa học quốc tế nổi tiếng, vì hai tập san này chỉ công bố những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng và mang tính đột phá (ground breaking). Thật ra, bản chất của hai tập san này là magazine (chứ không phải journal), nhưng uy danh của họ không hề bị ảnh hưởng vì chữ magazine! Có công trình đăng trên NatureScience là một vinh dự lớn và triển vọng có giải thưởng quan trọng cũng rất cao. Thật vậy, rất nhiều tác giả được trao giải Nobel từng có bài công bố trên hai tạp chính danh tiếng này. Chính vì thế mà một số nhóm xếp hạng đại học thường dựa vào số công trình khoa học được công bố trên NatureScience này như là một trong những thước đo về chất lượng nghiên cứu khoa học.

Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng ScienceNature không phải là tập san có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất trong khoa học. Nếu chấp nhận impact factor (IF) là một chỉ số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của một tập san thì IF năm 2011 của Nature là 27.95 và Science là 23.3.  Những chỉ số này vẫn còn thấp hơn một số tập san nổi tiếng khác như New England Journal of Medicine (29.1) hay Cell (29.2).  Ngoài ra, còn một số tập san nổi tiếng khác (chỉ tính trong ngành Y) như JAMA, PNAS, Lancet,  v.v. cũng công bố nhiều công trình quan trọng đẳng cấp giải Nobel. Do đó, theo tôi, không chỉ giới hạn các công trình trên ScienceNature để đánh giá một nền khoa học. Tôi đồng ý với nhận định rằng những bài báo trên ScienceNature là điều kiện đủ, nhưng chưa cần, để đánh giá thành tựu khoa học của một quốc gia.

Riêng trường hợp Việt Nam, cũng đã có những công trình trên Science, Nature, New England Journal of Medicine, Lancet, v.v.  Nhưng rất tiếc là những công trình này không phải của người Việt Nam, mà thường hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc (chứ không phải “nội lực”).  Điều này cũng có thể hiểu được vì Việt Nam ta thiếu những phương tiện làm nghiên cứu đẳng cấp cao, và phải hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc.  Hiện nay, khoảng 80 đến 85% những bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế là do hợp tác với các nhà khoa học ngoại quốc.  Thật ra, số nhà khoa học Việt Nam có thể độc lập từ ý tưởng, phương pháp, đến khả năng viết một bài báo hoàn chỉnh bằng tiếng Anh không nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong tương lai, nếu có chính sách đúng và hợp lí, số nhà khoa học độc lập ở Việt Nam sẽ tăng nhanh.”

***

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư Phan Thanh Bình, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về các ý kiến trên.

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), TS. Nguyễn Xuân Hưng (ĐH Strasbourg, Pháp)

url: https://levanut.wordpress.com

Bài viết gần đây: Xem

===========================

THÔNG TIN TRÊN TIA SÁNG

Quản lý khoa học
10:50-14/01/2012
Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học
Lê Văn Út và Nguyễn Xuân Hưng*

Liệu có thể đánh giá thực lực nền khoa học Việt Nam theo số bài đăng trên hai tạp chí Science và Nature?

Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần đây. Viện yêu cầu thành viên của các hội đồng nghiên cứu chuẩn bị bài tham luận và phát biểu tại buổi tổng kết này. Nội dung chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh của Phần Lan về nghiên cứu khoa học so với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.

Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.

Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 – 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí Nature và Science. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.

Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư “Tại sao chỉ Nature và Science?“. Ông cho biết “việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần” và ông nói tiếp “có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science.

Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Xếp hạng của Việt Nam so với khu vực

Trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trênScience và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính.

Dữ liệu dưới đây được truy xuất từ Web of Knowledge (nơi thống kê và xếp hạng đầy đủ nhất các tạp chí khoa học quốc tế) trong 10 năm gần nhất, 2001 – 2011 và ngày truy xuất là 02.1.2012. Chỉ các bài báo khoa học (articles – một trong 17 loại ấn phẩm) theo cách phân loại của Web of Knowledge mới được tính. Chúng tôi cũng có kèm theo dân số (theo CIA.gov và ons.gov.uk đối với Anh) của nước được liệt kê. Kết quả thu được như sau:

Tốp 10 nước đứng đầu:

Xếp hạng Tên nước Số bài báo Dân số
1 Mỹ 13228 313.232.044
2 Anh 3035 52.234.000
3 Đức 2586 81.471.834
4 Pháp 1776 65.312.249
5 Nhật 1623 126.475.664
6 Canada 1209 34.030.589
7 Thụy Sĩ 963 7.639.961
8 Hà Lan 824 16.847.007
9 Úc 767 21.766.711
10 Ý 743 61.016.804


Một số nước trong khu vực Đông Nam Á:

Xếp hạng Tên nước Số bài báo Dân số
1 Singapore 103 4.40.737
2 Indonesia 37 245.613.043
3 Thái Lan 35 66.720.153
4 Philippines 16 101.833.938
5 Malaysia 12 28.728.607
6 Việt Nam 7 90.549.390

Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.

Thông tin về con số bài đăng khá khiêm tốn của Việt Nam trên đây có thể giúp mọi người thấy rằng sự “trưởng thành” (theo cách hiểu của vị giáo sư Phần Lan nói trên) của khoa học nước nhà là khá khiêm tốn so với khu vực. Chưa kể đến thực tế là trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trên Science và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính (first authors, corresponding authors). Thậm chí trong một bài trên Science vào năm 2007, có đến 444 tác giả tham gia và họ đến từ 90 quốc gia khác nhau. 

Ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lí khoa học

Để giúp cung cấp cho bạn đọc quan điểm của một số nhà khoa học và nhà quản lí khoa học Việt Nam về việc đánh giá thực lực nền khoa học dựa trên số bài đăng trên hai tạp chí Nature và Science, chúng tôi đã phỏng vấn một số người và được phản hồi như sau.

Phó giáo sư Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM):

Tôi rất thú vị, và nhất trí, với ý kiến của vị GS Phần Lan, khi ông cho rằng số bài báo được công bố trên 2 tạp chí Nature và Science của các nhà khoa học của một đất nước có thể xem như điều kiên ĐỦ để góp phần đánh giá thành tựu, mức độ trưởng thành của nền khoa học của đất nước đó. Điều dĩ nhiên trước khi nói đến điều kiện ĐỦ thì ta phải có điều kiện CẦN!

“Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.”

Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.

Theo tôi, ý kiến của vị Giáo Sư ĐH Oulu là chấp nhận được và có thể hiểu một cách khác như sau: nhìn vào việc phát triển khoa học cơ bản của một đất nước, chúng ta có thể biết được trình độ phát triển cùa nền khoa học của đất nước đó.

Tuy nhiên, một cách khoa học, cũng cần cân nhắc đến cái CẦN và cái ĐỦ giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, giữa điểu kiện ĐỦ của khoa học và yêu cầu đối với điều kiện ĐỦ của một đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (Nguyên chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam):

Việc một quốc gia đã công bố nhiều công trình trên hai tạp chí lừng danh này (Nature và Science) là một bằng chứng rõ rệt về trình độ khoa học cao của quốc gia đó.

Tôi biết rõ một quốc gia vào thời kỳ mà quốc gia đó nằm trong top 5 nước hàng đầu thế giới về khoa học nhưng chỉ có rất ít bài đăng trên hai tạp chí nói trên, và trong 10 năm qua chưa nằm trong top 10 nước có nhiều công bố trên hai tạp chí nói trên nhưng dứt khoát hiện nay đang có nền khoa học hơn hẳn nước Úc mà tôi cũng biết khá rõ: đó là nước Nga.

Riêng đối với Việt Nam thì con số chỉ có 7 bài đăng trên hai tạp chí nói trên phù hợp với tình trạng tụt hậu không đáng có của khoa học Việt Nam, một điều làm cho giới khoa học Việt Nam chúng ta phải băn khoăn, lo lắng.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Nguyên trưởng khoa Cơ học Phá huỷ, ĐH Liège, Bỉ):

Quan điểm của vị giáo sư Phần Lan về tầm quan trọng của hai tạp chí Nature và Science là không sai, đăc biệt ông nhấn mạnh ở điền kiện đủ chứ không cần. Vì có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học lừng danh có cống hiến quyết định cho khoa học thế giới, nhưng lại chưa từng công bố trên hai tạp chí này.

Ảnh hưởng sâu rộng của hai tạp chí này phát xuất từ tính nghiêm túc ngay từ ngày sáng lập, nhưng cũng từ chỗ hai tờ báo lừng danh này thường đăng tải những công trình tổng quát hay khi có chuyên môn lại phải có ảnh hưởng phổ quát. Thông thường những bài nghiên cứu mũi nhọn ít người đọc thì đã có những tạp chí chuyên ngành, ngày càng vừa hẹp, vừa sắc bén.

Theo nhật báo “le Monde” của Pháp số ra ngày 1/4/2011, chính Nature đã công bố bảng sắp hạng về nguồn gốc số tác giả đã đăng tải trên báo mình. Xin ghi lại đây 10 nguồn sắp đầu bảng này:

1.    Đại học Harvard, Mỹ
2.    Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp
3.    Viện nghiên cứu Max Planck, Đức
4.    Đại học Stanford, Mỹ
5.    Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ
6.    Đại học Tokyo, Nhật
7.    Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia, Hoa Kỳ (National Institutes of Health)
8.    Đại học Yale, Mỹ
9.    Đại học Công nghệ California, Mỹ
10.    Đại học Columbia New York, Mỹ

Trừ ngoại lệ Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp không phải là đại học mà là một tổ chức tầm cỡ quốc gia hay viện Max Planck, bản sắp hạng trên đây khá trùng hợp với bản sắp hạng chất lượng các đại học lớn trên thế giới.

Cũng đừng nên tuyệt đối hoá Nature và Science. Họ đã từng mắc sai lầm nghiêm trọng. Thí dụ trong năm 2000-2001 Narure đã cho đăng công bố bài của Jan Hendrik Schön có dữ kiện bị đánh tráo. Hay khi Nature từ chối đăng bài của hai tác giả Paul Lauterbur and Peter Mansfield để họ phải đăng báo khác, rồi sau đó hai tác giả này đã nhận được giải Nobel (2003).

Vài trò khiêm tốn của các tác giả Việt Nam trên bảng xếp hạng của “Web of Knowledge” phải làm cho chúng ta lo ngại. Đến như Philippines mà cũng có hơn gấp đôi chúng ta về số lượng công bố khoa học trên báo chí sáng giá của thế giới. Những số liệu được tập hợp này ngày càng cho thấy vị thế hạn chế của khoa học Việt Nam, trong khi xu hướng phát triển tiếp theo vẫn chưa xuất hiện những cải tổ quyết liệt trong giáo dục hay tổ chức nghiên cứu khoa học với kết quả đủ thuyết phục để cho thấy chúng ta bắt đầu đi đúng hướng.

GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc):

Science và Nature là hai diễn đàn khoa học quốc tế nổi tiếng, vì hai tập san này chỉ công bố những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng và mang tính đột phá (ground breaking). Thật ra, bản chất của hai tập san này là magazine (chứ không phải journal), nhưng uy danh của họ không hề bị ảnh hưởng vì chữ magazine! Có công trình đăng trên Nature và Science là một vinh dự lớn và triển vọng có giải thưởng quan trọng cũng rất cao. Thật vậy, rất nhiều tác giả được trao giải Nobel từng có bài công bố trên hai tạp chính danh tiếng này. Chính vì thế mà một số nhóm xếp hạng đại học thường dựa vào số công trình khoa học được công bố trên Nature và Science này như là một trong những thước đo về chất lượng nghiên cứu khoa học.

Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng Nature và Science không phải là tập san có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất trong khoa học. Nếu chấp nhận impact factor (IF) là một chỉ số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của một tập san thì IF năm 2011 của Nature là 27.95 và Science là 23.3.  Những chỉ số này vẫn còn thấp hơn một số tập san nổi tiếng khác như New England Journal of Medicine (29.1) hay Cell (29.2).  Ngoài ra, còn một số tập san nổi tiếng khác (chỉ tính trong ngành Y) như JAMA, PNAS, Lancet,  v.v. cũng công bố nhiều công trình quan trọng đẳng cấp giải Nobel. Do đó, theo tôi, không chỉ giới hạn các công trình trên Nature và Science để đánh giá một nền khoa học. Tôi đồng ý với nhận định rằng những bài báo trên Nature và Science là điều kiện đủ, nhưng chưa cần, để đánh giá thành tựu khoa học của một quốc gia.

Riêng trường hợp Việt Nam, cũng đã có những công trình trên Science, Nature, New England Journal of Medicine, Lancet, v.v.  Nhưng rất tiếc là những công trình này không phải của người Việt Nam, mà thường hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc (chứ không phải “nội lực”).  Điều này cũng có thể hiểu được vì Việt Nam ta thiếu những phương tiện làm nghiên cứu đẳng cấp cao, và phải hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc.  Hiện nay, khoảng 80 đến 85% những bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế là do hợp tác với các nhà khoa học ngoại quốc. Thật ra, số nhà khoa học Việt Nam có thể độc lập từ ý tưởng, phương pháp, đến khả năng viết một bài báo hoàn chỉnh bằng tiếng Anh không nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong tương lai, nếu có chính sách đúng và hợp lí, số nhà khoa học độc lập ở Việt Nam sẽ tăng nhanh.”

—-

* TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), TS. Nguyễn Xuân Hưng (ĐH Strasbourg, Pháp)

23 Comments »

  1. […] (Úc) từng nhận xét rằng số bằng sáng chế là một tiêu chí khách quan để đánh giá nền khoa học của một nước. Để hiểu rõ hơn về bằng sáng chế Mỹ và giá trị của nó, người viết có […]

  2. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (levanut.wordpress.com) Share this:TwitterFacebookLinkedInEmailPrintLike this:LikeBe the first to like this post. […]

  3. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học […]

  4. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học […]

  5. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học […]

  6. 7
    vonga1 Says:

    […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học […]

  7. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học […]

  8. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học […]

  9. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (levanut.wordpress.com) […]

  10. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (levanut.wordpress.com) Share this:TwitterFacebookLinkedInEmailPrintLike this:LikeBe the first to like this post. […]

  11. […] bài “Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học” (Tia Sáng, 14/01/2012), giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (viện sĩ Viện hàn lâm khoa […]

  12. 15
    Vài kỷ niệm với Viện Tin học Says:

    Vài kỷ niệm với Viện Tin học

    Phòng lập trình 30 năm (2007)

    Hồi về khu Đồi Thông (Liễu Giai – Hà Nội) nhận việc, mình thấy có cái lò gạch bỏ không, nghĩ ngay đến cái nhà của Chí Phèo. Quanh đó trồng chuối, có cái mương nhỏ, thấy như Nam Cao sáng tác truyện đó ở đây.

    Năm 1993, sau những sóng gió tại Viện, mình sang UNHCR làm việc. Anh Khiết gọi điện báo “cho về một cục” 1,7 triệu VNĐ sau 17 năm công tác. Chiêu đãi đồng nghiệp hết 1 triệu, còn lại mang biếu bố mẹ.

    Mẹ nước mắt ngắn dài, con bỏ nhà nước ra đi thì sau này hưu trí thế nào, vợ con chưa có, mẹ thì già, bố sắp chết, lo lắm con ơi, sao đến nông nỗi này. Mẹ tôi không biết câu chuyện sau đây.

    “Vạ miệng”

    Hồi mới ra công tác, anh Khôi xem tướng và nói, Tổng Cua có nốt ruồi bên khoé mép, dễ bị “vạ miệng”. Quả là thầy tướng số có hạng.

    Tôi mất việc ở IOIT vì chính thói ba hoa và hay chê bai. Hình như dân khoa học nhiễm bệnh “Khoa học VN thật là kinh. Một thằng báo cáo, chín thằng khinh”. Tổng Cua cũng thế thôi.

    Năm 1990, bạn Nguyễn Hồng Quang và tôi vô Sài gòn bằng tầu hoả với một đoàn khá đông để triển lãm sản phẩm của IOIT. Có một phần mềm chữ Việt ở Sài Gòn khó sánh với bộ gõ tiếng VIED (còn gọi là VỊT) của Đoàn Anh Tuấn “râu” hiện đang ở UN NY, tôi châm chọc, mục đích nâng “râu cụp” của Tuấn lên.

    Quang nhắc “Anh Cua chán bỏ mẹ, hay chê quá. Người ta vốn thích khen hơn”. Sau vụ đó, tôi cẩn thận hơn, nhưng thỉnh thoảng vẫn buột miệng, lỡ mồm, dù đã tẩy cái nốt ruồi.

    Năm 1993, trong một cuộc bầu bán “dân chủ đầy hài hước”, Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu tuyên bố, các viện bầu thăm dò lãnh đạo, nhưng quyết định vẫn thuộc về ông ấy. Sau này sang Mỹ, mình mới hiểu dân chủ giả cầy có ở khắp nơi.

    Viện Tin học thăm dò, Giáo sư Phan Đình Diệu được 58 phiếu, Giáo sư Bạch Hưng Khang ít hơn chục phiếu gì đó. Ai cũng tin là Giáo sư Diệu sẽ được bổ nhiệm vì chính anh là người viết đề cương thành lập viện mới IOIT (Institute of Information and Technology – Viện CNTT), kể cả cái tên. Một người rất có uy tín trong làng khoa học.

    Công lao xây nền móng cho IOIT thuộc về Giáo sư Diệu và nhóm cán bộ trẻ nhiệt huyết theo hướng phát triển vi tính tại Việt Nam. Nhờ có những lãnh đạo tâm huyết như Trần Đại Nghĩa hay Phan Đình Diệu, nhiều người đi thực tập bên Pháp, khi về, xách va li đầy chíp cho máy tính, ổ đĩa mềm, đĩa cứng và cả mỏ hàn.

    Nhóm làm phần mềm thức trắng đêm, dạy máy tính nghe lời vài lệnh DOS, quên ăn, quên ngủ, dù nhà rất nghèo. Sáng sàng, các bà vợ sáng sáng mấy km lên viện mang cơm cho chồng “mấy đêm rồi, anh Việt nhà em không về nhà”, “Anh Khôi nhà em bỏ đi lên Viện cả tuần nay rồi”. Đạp xe đến văn phòng, không may ngã, cặp lồng cơm đổ ra đường, chỉ thấy muối vừng, mấy cọng rau muống già và quả cà pháo.

    Viện Tin học ở Đồi Thông 1990. Ảnh: VDM

    Thật đáng tiếc, vào đúng lúc IOIT cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm để đưa IOIT sang vị thế mới, thì Viện sỹ Hiệu quyết theo ý thích. Ông chọn anh Khang vì lý do biết làm kinh tế, buôn máy tính, rồi trẻ hơn, như ông tuyên bố trước hàng trăm cán bộ của Viện IOIT năm 1993.

    Trong bầu bán, ủng hộ hay không thích ai là hết sức bình thường, mỗi người tìm mối lợi riêng. Người mê anh này, kẻ ủng hộ bác kia, dân ba phải hùa theo đám đông, là hết sức bình thường. Bên Pháp, ở Mỹ, tại UN hay Thuỵ Sỹ cũng thế thôi. Nhưng quan trọng, sau những bất đồng, có ngồi lại với nhau được không.

    Tuyên bố của Viện sỹ Hiệu đã làm Giáo sư Diệu giận giữ chưa từng thấy. Ông nói thẳng rằng, bầu bán làm gì, quyết định đó là phi dân chủ, phá hoại khoa học, không đưa IOIT đi về đâu.

    Giáo sư Diệu tuyên bố từ chức luôn Viện phó Viện KH VN và ra khỏi biên chế. Kể từ đó, giáo sư là người tự do.

    Với tính cách ngang như cua của mình, tôi như một đứa con nít hùa theo. Đại loại tôi nói rằng, chúng tôi là lớp trẻ vào Viện KHVN với tình yêu khoa học và tin vào các bậc đàn anh. Nhưng chứng kiến sự mất dân chủ và quyết định khó hiểu của Viện sỹ Hiệu, tôi biết rằng, lòng tin đã bị đặt nhầm chỗ.

    Đây mới là “vạ miệng” của Chí Phèo trước mặt Bá Kiến. Nhưng sau gần 2 thập kỷ nhìn lại, Tổng Cua thấy mình đã nói thật từ đáy lòng và…mất việc rất xứng đáng.

    Nhớ hôm bổ nhiệm đó, tiến sỹ Lê Hải Khôi (con trai bác Lê Hải Châu thường xuyên đưa học sinh đi thi toán quốc tế), chủ tịch công đoàn, bỗng lên kêu gọi đoàn viên ủng hộ QĐ của anh Hiệu và được khá đông người hoan hô vì vỗ tay lúc đó rất…an toàn.

    Tôi cố hỏi anh Diệu là trước khi tuyên bố chính thức ai làm Viện trưởng thì hai anh (Diệu và Hiệu) có nói chuyện gì không.

    Phía sau của quyết định của anh Hiệu là những gì nữa thì khó biết. Có thể Viện sỹ Hiệu đã hứa gì đó nhưng sau đó “lật lọng”. Không loại trừ người khác có lý “gấp đôi” khi lên làm viện trưởng.

    “Hậu” bầu cử và mất việc

    Sau khi yên vị với cái ghế, anh Khang gọi tôi lên, nhờ thiết kế logo mới cho IOIT và biểu tượng cho nhóm Xử lý ảnh. Anh nói thêm “Cụm từ Xử lý ảnh không dấu cũng được”. Không dấu nghĩa là “xử lý anh”. Tôi bắt đầu tìm mẫu đơn xin việc (CV) từ đó.

    Thôi thì mình cố làm người bình thường, chấp nhận thực tại. Lúc rỗi việc, tôi hay sang nhóm dự án cho Bộ Tài chính (BTC), lân la debug lập trình C, kiếm cốc chè đỗ đen buổi trưa. Hoặc tán chuyện, cười đùa với mấy em chưa chồng, xem ai để ý đến lão già ế vợ không.

    Cán bộ IOIT trên Nghĩa Đô (1992). Ảnh: VDM

    Sau vài lần ngó nghiêng trong tư cách người bảo vệ viện, một kỹ sư phần cứng có bộ ria con kiến, là thân cận của anh Trần Bá Thái (NetNam) và thủ trưởng Khang, nói với tôi “Đây không phải là chỗ của ông. Cấm không được lui tới, ảnh hưởng đến nhóm BTC”. Đánh nhau chắc ăn bã mía, tôi lẳng lặng rút lui.

    Các bạn trong nhóm BTC, gọi tôi ra quán nước chè bên đường, thì thầm một cách hết sức nghiêm trọng “Anh không nên đến chỗ này, vì đó là miếng cơm manh áo của gia đình chúng em. Lãnh đạo viện cũng nhắc nhở rồi”, dù ngoài đời họ rất thân ái với Tổng Cua.

    Tôi chợt nhớ phim “Con hủi” nổi tiếng của Ba Lan. Số phận giống nhau, nhưng con hủi trong phim còn được giới quí tộc đuổi đi. Trộm cướp dốc Bưởi xưa của nhà văn Tô Hoài từng kể là có thật.

    Di sản Viện Tin học

    Các anh Phan Đình Diệu, Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn và đội ngũ cán bộ trẻ hết lòng vì khoa học đã để lại thương hiệu vi tính cho Việt nam, kể cả châu Á khi đó, và tên tuổi của Viện Tin học suốt một thời gian dài.

    Khi thay lãnh đạo và sau mấy chục năm, người ủng hộ, người chống đối hay kẻ ba phải trong cuộc bầu cử 1993 đi phiêu bạt khắp nơi. Chúng tôi giữ một danh sách dài các IOIT kiều dân và có cả một “đài IOIT hải ngoại” cứ năm mới là lên tiếng “Đoàn quân IT đi, chung lòng cứu lấy bản thân mình xa xôi trên đường…”

    Viện trưởng kế cận Lê Hải Khôi được đào tạo bài bản từ lúc anh ấy đến nhà riêng dạy kèm cho hai cháu Thuỷ Hà và Hưng Nguyên của Giáo sư Bạch Hưng Khang, cũng không trụ được quá sáu tháng, phải phiêu bạt sang Nam Hàn và hiện ở Singapore.

    IOIT chia ra nhiều loại cán bộ. Loại trung kiên thì bám viện đến cùng. Loại “Việt gian” là chân trong chân ngoài, vẫn thuộc biên chế, lĩnh lương, sổ hưu, nhưng làm ngoài là chính. Loại nguy hiểm nhất là “phản động” theo Tây hoàn toàn, thậm chí nhập quốc tịch nước khác.

    Viện có em Hường hay đốp chát và vui tính. Thủ trưởng hay đi tuần xem quân có chơi game trong giờ làm việc hay bỏ đi đâu. Găp em Hường ở cầu thang, ông hỏi “Cô này đi đâu”. “Dạ thưa, em đi đái”. Thế là từ đó hết hỏi, và cũng nói lên tầm micro của người quản lý hàn lâm.

    Vĩ thanh

    Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã già, không còn hùng biện như xưa. Có lẽ ông chẳng hối hận vì đã để mấy nghìn các nhà khoa học trẻ uổng phí tài năng sau vài thập kỷ.

    Nhìn ông với những huân, huy chương, danh vọng khoa học, đầy trên ngực áo, cũng hiểu rằng, Viện sỹ bằng lòng với những gì ông đã làm cho nền khoa học nước nhà. Như người ta bảo “All that glitters is not gold – lấp lánh chưa phải là vàng”.

    Nguyễn Chí Công và PC đầu tiên. Ảnh tư liệu IOIT

    Chỉ có người dân è cổ tiếp tục đóng thuế cho các nhà khoa học và giấc mơ hàn lâm của giáo sư Trần Đại Nghĩa mang nỗi đau không lời.

    Nhớ về câu chuyện của đất nước mình, từng là hình mẫu cho đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều người đã nhìn VN để noi gương. Tiếc thay, hào quang quá khứ chiến tranh không giúp được nhiều cho hội nhập hôm nay.

    Viện Tin học cũng không nằm ngoài qui luật đó. Lật vài trang sử của IOIT cũng đủ hiểu số phận một dân tộc hay một đời người.

    IOIT cũng như VKHVN đã an bài như định mệnh. Xuống dốc Bưởi đầy trộm cướp ngày xưa, bạn sẽ thấy toà nhà pyramid, mốc meo với những điều hoà đủ kiểu và kiến trúc pha trộn như mối tình Chí Phèo – Thị Nở, khi tàn bạo trong vườn chuối Liễu Giai, lúc lãng mạn dưới ánh trăng bên sông Tô Lịch bốc mùi.

    Tôi có quay một đoạn video và để trên YouTube nhân dự kỷ niệm IOIT 30 năm. Bản nhạc du dương nói hộ nỗi lòng của người yêu tin học ra đi trong ưu tư, phiền muộn.

    Trong mấy phút video ấy, giọng lắp bắp của anh Vũ Đức Thi, quyền viện trưởng mấy năm liền, nói về thành tích mà viết từ 20 năm trước vẫn nguyên giá trị.

    Đương kim Viện trưởng là anh Thái Quang Vinh, giỏi toán điều khiển, chơi cờ tướng có hạng, thích nằm bàn ngủ trưa và cũng…nói lắp.

    Ngày nay, vị thế của Viện Tin học đứng ở đâu thì ai cũng rõ. Dự đoán của Giáo sư Diệu quả không sai dù làng Liễu Giai không còn lò gạch cũ của Nam Cao.

    Thời gian là thước đo tất cả. Mấy câu thơ của Olga Becgôn chợt đến trong tôi
    “Em mới hiểu bây giờ anh có lý
    Dù chuyện xong rồi anh đã xa cách thế
    Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo“.

    Hiệu Minh. 27-01-2012

    http://hieuminh.org/2012/01/28/vai-ki-niem-voi-vien-tin-hoc/

  13. 16
    Hàn lâm…liệt truyện Says:

    Hàn lâm…liệt truyện

    Đội ngũ khoa học trẻ bên máy ODRA. Ảnh: IOIT

    Nói đến Viện Khoa học Việt Nam (VKHVN) trên Nghĩa Đô (Hà Nội), ai cũng biết đó là cái nôi của nền khoa học nước nhà với ước vọng thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài kể ngày xưa dốc Bưởi Nghĩa Đô có nhiều trộm cướp.

    Được thành lập sau 1975, VKHVN có các viện chuyên ngành như Toán, Tin học, Sinh học, Vật lý, Hóa học… Biên chế khoảng 3000 cán bộ khoa học trẻ, tốt nghiệp loại ưu tú từ các nước XHCN trở về.

    Thời gian đầu Giáo sư Trần Đại Nghĩa làm Viện trưởng, sau đó là Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu. Tuổi trẻ như tôi vào đó với bao ước vọng lớn lao. Chiến tranh đi du học, hòa bình quay về xây dựng đất nước. Hoài bão không nhỏ, nhưng khi vào thực tế thì mới biết câu chuyện hàn lâm ở một nước nghèo không đơn giản.

    Hành trình đưa điều khiển học về hợp tác xã

    Nhớ tháng 8-1977, từ Ba Lan về Viện Tin học ở làng Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) nhận việc, tôi được một cái bàn cũ, cóc gặm nham nhở, ngồi cạnh anh Hồ Thuần là trưởng phòng Lập trình và tiến sỹ Vũ Duy Mẫn. Phòng 8m2 mà có tới 6 cán bộ hàn lâm. Mở ngăn kéo ra muỗi bay đầy vào mặt, gián, chuột tha hồ tung tăng khắp sân.

    Làng Liễu Giai trồng rau, hoa, nhất là hoa lay ơn, thược dược, cần phân tươi, nước giải. Chiều chiều bà con làm vườn, dân khoa học cổ cồn, quần ly, sang trọng dự seminar, vừa bịt mũi, vừa nghe giảng về lưới Petri, automat hữu hạn, vi mạch và micro computer.

    Mình trẻ nhất, được các anh chị phân làm việc rửa chén, pha chè mỗi sáng, mỗi chiều. Cơm cặp lồng, quả cà, rau muống và ngủ trưa trên bàn. Cứ thế cuộc đời trôi đi lặng lẽ hàng chục năm trời mà chẳng hiểu mình làm gì cho đất nước.

    Ban Điều khiển có bác Nguyễn Thúc Loan làm trưởng phòng. Nghe nói đây là Tiến sỹ Cybernetics giỏi nhất VN bấy giờ.

    Đọc sách, seminar mãi đâm chán, bác Loan có sáng kiến nên về thâm nhập thực tế. Một đoàn cán bộ trẻ như Tuấn Hoa, Kim Anh, Kiều Oanh xinh đẹp lên đường về nông thôn. Họ ăn ở cùng nông dân để xem liệu ngành điều khiển có giúp gì trong việc sản xuất lúa gạo, hay cải tiến thủy nông. Tiến sỹ Loan cũng rất thực tế, khoa học mà chả giúp gì nông dân thì khoa học làm gì.

    Viện Tin học 1977. Ảnh: NC Công.

    Một lần họp xã viên, bác chủ nhiệm đứng lên giới thiệu. Hôm nay vinh dự có các anh chị trên trung ương về dự. Có ba vấn đề bàn, không cái nào quan trọng hơn cái nào. Đó là đào mương thông sang làng bên, sinh đẻ có kế hoạch bằng thẳt ống dẫn tinh và đưa điều khiển học vào việc đếm trâu đi làm. Cho điều khiển học đứng sau đặt vòng, nhà nông thực tế hơn các viện sỹ.

    Không kể thêm cũng biết, điều khiển học đếm trâu đi theo Ngưu Ma Vương sang Tây Trúc thỉnh kinh.

    Tiến sỹ Loan thực tế hơn, bỏ điều khiển học, lấy vợ trẻ, có con, sang Liên Xô, xuất khẩu lao động kiêm buôn máy tính. Hai nàng Kim Anh và Kiều Oanh hoa khôi một thời, nay đã thành các bà lão 60.

    Vi tính Việt Nam không thể ra biển lớn

    Tôi còn nhớ các chuyên gia Pháp thi nhau đến giảng dạy về vi xử lý tại Viện, nơi có chiếc máy ODRA mua của Ba Lan, giá hàng triệu rúp (triệu đô la), chiếm mấy gian hầm chống B52 tại Đồi Thông trong làng Liễu Giai. Đó là niềm tự hào tin học của miền Bắc lúc đó.

    Chuyên gia và cũng là cha đẻ của ngành vi tính Việt Nam, Alain Teissonnière, đã tiên đoán máy vi tính sẽ thay thế chiếc ODRA cồng kềng kia và sức mạnh tính toán sẽ được đặt trên chiếc bàn làm việc chứ không phải trong một căn nhà đồ sộ, tốn kém.

    Không ai tin được, kể cả những vị công tác lâu năm. Thế mà sau vài năm, điều tưởng chừng vô lý lại thành sự thật.

    Hôm nay, ít người nhớ nước ta đã xuất xưởng chiếc máy vi tính đầu tiên của Châu Á từ phòng thí nghiệm tại Viện Tin học. Chiếc máy được thiết kế với chip Intel 8080A nên anh em kỹ sư đặt tên là VT80, VT có nghĩa là vi tính.

    Thế hệ sau của VT80 là VT8X được mang đi ứng dụng thử vào quản lý vật tư cho xí nghiệp may Sinco tại Sài gòn vào năm 1981. Phần lập trình đều viết bằng ngôn ngữ bậc thấp assembler. Chiếc máy đó đã chứng minh rằng, vi tính là tương lai của công nghệ thông tin và sức mạnh tính toán có thể đặt trên một chiếc bàn.

    Chiếc PC đầu tiên. Ảnh: IOIT

    Tôi nhớ lần mang chiếc VT8X đến Hội nghị thành ủy Sài gòn để trình diễn vào giờ nghỉ trưa, được các vị Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ nghe rất chăm chú qua lời giới thiệu rất PR của PTS trẻ Vũ Duy Mẫn. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt hỏi đùa một câu “Giá chiếc máy bé xíu này tương đương với mấy tấn lúa?”.

    Khi đó, khu vực Châu Á nói chung, trừ Nhật bản ra, còn rất lạ lẫm với vi xử lý. Các đoàn từ Thái Lan, Nam Triều tiên, Singapore, Malaysia hay Ấn độ đến thăm Viện nườm nượp, một nơi mà đi vệ sinh phải đeo khẩu trang.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường xuyên thăm hỏi Giáo sư Phan Đình Diệu, vị đứng đầu ngành tin học, hay người chủ trì đề tài vi tính Nguyễn Chí Công về những tiến bộ đạt được.

    Năm 1980, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm Viện, thấy hoàn cảnh cơ cực của những nhà khoa học nên đã giao cho Phó thủ tướng Đồng Sĩ Nguyên, khi xây Viện Toán học trên Nghĩa Đô, phải dành một phần cho phòng thí nghiệm vi tính, để khách quốc tế đến thăm, đỡ thấy đất nước mình quá khổ.

    Quan hệ XHCN với các nước tư bản như Pháp lúc đó rất khó khăn, kèm theo cấm vận của Mỹ nhất là nhập khẩu công nghệ. Từ lãnh đạo đến cán bộ trẻ của Viện, sang Paris thực tập, khi về nước mang trong va li những linh kiện vi tính, dù với số tiền đó, họ có thể mua thêm một cái xe máy, tương đương một căn hộ lắp ghép Thành Công.

    Những thành công sáng chói bước đầu của vi tính Việt Nam đều có dấu ấn lãnh đạo cấp nhà nước, của cán bộ trẻ năng động và chuyên gia Pháp, hết lòng vì khoa học, dù chỉ dừng ở phòng thí nghiệm.

    TT PV Đồng thăm viện. Ảnh: IOIT

    Tiếc thay, do cấm vận của Mỹ, không thể nhập công nghệ để sản xuất đại trà, do tầm nhìn hạn hẹp và lợi ích nhóm, vun vén cá nhân tranh thủ làm giầu, rồi đấu tranh nội bộ liên miên của lãnh đạo sau này, chiếc máy vi tính VT80 không thể bơi ra biển lớn.

    Hôm nay Singapore, Hàn Quốc, Ấn độ đã bỏ xa Việt Nam, mà họ một thời từng đến học hỏi tại làng Liễu Giai đầy mùi phân tươi trộn nước giải. Dịp may hiếm có 30 năm trước để vi tính Việt Nam trở thành thương hiệu quốc tế đã bị phai phí.

    Sau hòa bình 1975, VKHVN có bao nhiêu dự án khoa học bị dở dang, uổng phí tiền bạc và tài năng thì khó ai biết được. Đôi lúc tên dự án rất kêu nhưng trong thực tế, chả mang lại gì nhiều cho người dân bình thường. May ra tính được trên đầu ngón tay những dự án trong sinh học, khí tượng, vật lý, tin học mang lại chút hiệu quả.

    Nhưng so với số tiền mà người dân đóng thuế, những gì thu được vô cùng nhỏ bé tại một nơi gọi là hàn lâm viện này.

    Từ Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đến Giáo sư Ngô Bảo Châu

    Tin về Viện Toán cao cấp của giáo sư Ngô Bảo Châu vừa thành lập, tôi bỗng nhớ ngày xưa làm việc ở dốc Bưởi nhiều trộm cướp và làng Liễu Giai bốc mùi phân tươi.

    Người ta phấn đấu “đến năm 2020 toán học Việt Nam có thứ hạng thứ 40 trên thế giới”, rồi “kinh phí 650 tỷ đồng để nghiên cứu mà Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, Hội đồng khoa học quyết định”.

    Ai cũng biết Giáo sư, Viện sỹ, UVTW (và nhiều chức danh khác rất dài) Nguyễn Văn Hiệu là tiến sỹ khoa học thực thụ của viện Dupna lúc 26 tuổi. Sự nổi tiếng của ông không khác Giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay. Công trình vật lý về hạt neutrino của Viện sỹ Hiệu cũng khó hiểu như Bổ đề Langlands của Giáo sư Châu.

    Ra mắt Viện Toán cao cấp. VS Hiệu đứng hàng đầu từ phải sang.

    Khi đó, báo chí đã gán cho Viện sỹ Hiệu tất cả nhãn mác của một nhà khoa học trẻ, tài năng và hy vọng sẽ được giải thưởng Nobel về Vật lý.

    Lên thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Hiệu là viện trưởng VKHVN lúc 45 tuổi, một trong những UVTW trẻ nhất thời bấy giờ. Ông được nhà nước dành cho mọi sự ưu đãi, kinh phí nghiên cứu và quyền hạn hơn cả bộ trưởng, tiền bạc, bổng lộc và danh vọng chính trị.

    Tiếc thay, Viện sỹ có thể làm khoa học giỏi, là UVTW rồi các danh tiếng khác, nhưng quản lý thì hỡi ôi, khó mà nói được điều gì. Thay vì tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học như nhà nước giao phó, mong muốn đưa khoa học vào thực tiễn, ông bỗng tuyên bố “con thuyền VKHVN sắp chìm, các anh các chị hãy tự cứu mình”. Viện sỹ cho thành lập các công ty trong Viện, biến nơi đây thành một thị trường nửa hàn lâm, nửa chợ trời buôn bán trao tay.

    Khống chế hạt neutrino trong thí nghiệm Vật Lý khác xa với quản lý một viện nghiên cứu có mấy ngàn người. Không có kỹ năng thì kết cục như thế là điều dễ hiểu.

    Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Sau 35 năm, nhiều người ở tuổi “thất thập cổ lai hy” bỗng tự hỏi, mình đã làm gì cho đất nước này, khó mà tìm ra câu trả lời.

    Nghĩ về VKHVN, rồi Viện sỹ Hiệu nay đã hưu mà lo cho Viện Toán Cao cấp và Giáo sư Châu. Dù tin vào tài năng xuất chúng của tác giả giải Fields, vẫn có nỗi lo không phải không có căn cứ. Cứ xem sau 40 năm hoạt động của Viện Toán đã góp gì cho nền kinh tế nước nhà cũng đủ hiểu tại sao.

    Vĩ thanh

    Mấy tháng trước, anh Phạm Ngọc Khôi nhắn tôi về dự kỷ niệm Viện Tin học nhân 35 năm thành lập. Lần khân rồi chẳng về. Buồn nhớ bạn cũ, vào trang web của viện để xem có tin ảnh gì không. Đọc được mẩu tin này khá thú vị

    “Thực hiện chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ phát động về thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm (2011- 2015), đồng thời để góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ VI, Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) phát động phong trào thi đua với chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015”.

    Cán bộ ở Liễu Giai năm 1980. Ảnh: IOIT

    Nếu phát động này có 35 năm trước (1977) thì không ai ngạc nhiên. Nhưng thế giới đã đi rất xa sau hơn mấy thập kỷ mà vẫn một kiểu tư duy thời bao cấp với “vĩ từ và sáo ngữ”. Tự nhiên thấy thương bạn ở lại, và thương cả người đi.

    Trong tôi bỗng hiện ra lối mòn hàn lâm xưa ở Nghĩa Đô và con đường làng mà Tiến sỹ Loan đưa điều khiển học về đếm trâu.

    Ai có thể chắc chắn rằng, cách đầu tư cho khoa học có cách đây gần 40 năm sẽ đưa Toán học nước mình lên thứ 40, ngoại trừ chỉ có 40 quốc gia trên thế giới nghiên cứu về môn có ứng dụng cho vài thế kỷ sau, trong khi quốc gia đang vượt nghèo này cần bao nhiêu thứ khác thiết thực hơn.

    Ở quốc gia đã nghèo, lối mòn trong tư duy quản lý càng kéo lùi sự phát triển, dẫn đến pha phí chất xám.

    Ước mong của thế hệ trẻ tài năng bị chết “lâm sàng” bởi có những bác học tưởng rằng, con người cũng chỉ là bổ đề lạ hay hạt neutrino để bắn phá trong phòng thí nghiệm.

    Hiệu Minh. 24-01-2012.

    PS. Ảnh trong entry được lấy từ website của Viện Tin học (Viện CN TT).

    http://hieuminh.org/2012/01/26/han-lam-liet-truyen/

  14. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (levanut.wordpress.com) […]

  15. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (levanut.wordpress.com) […]

  16. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (levanut.wordpress.com) […]

  17. 20
    UVL Says:

    Khoa học Việt Nam: một năm nhìn lại In Email
    Read : 47 times

    http://www.researchtrends.com/wp-content/uploads/2011/09/RT24-section-5-pic-1.jpgTrong quá trình hội nhập quốc tế, ấy năm gần đây, khoa học càng ngày càng được quan tâm, vì nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính quốc tế. Nghiên cứu khoa học là một trong những chiến lược chính để đưa các đại học Việt Nam lên thành “đẳng cấp quốc tế”. Chúng ta đang ở đâu trong bản đồ khoa học quốc tế? Bài viết này sẽ điểm qua những thành quả của nghiên cứu khoa học, phản ảnh qua số ấn phẩm khoa học được công bố trên những tập san quốc tế năm 2011.

    Công bố quốc tế: thước đo năng suất khoa học

    Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể thể hiện qua 3 hình thức: ấn phẩm khoa học, bằng sáng chế, và đào tạo. Ấn phẩm khoa học ở đây chủ yếu là những bài báo cáo kết quả nghiên cứu được chấp nhận cho công bố trên các tập san có bình duyệt (peer review), nhưng cũng có thể kể cả sách chuyên khảo. Nghiên cứu khoa học ngày nay đang chuyển dần đến khái niệm translational research, tức những nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế hay thương mại hoá. Do đó, Bằng sáng chế là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng và thương mại hoá khoa học. Một công trình nghiên cứu khoa học tốt có thể làm đề tài cho một số luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Vì thế, sản phẩm của nghiên cứu khoa học, ngoài số ấn phẩm khoa học và bằng sáng chế, còn có thể kể đến số nghiên cứu sinh được đào tạo.

    Tuy nhiên, một trong những “sản phẩm” quan trọng của nghiên cứu khoa học là số lượng ấn phẩm khoa học được công bố trên những tập san khoa học quốc tế (gọi tắt là “công bố quốc tế”). Theo chuẩn mực chung trong cộng đồng khoa học, một công trình nghiên cứu mà chưa được công bố quốc tế thì chưa thể xem là hoàn tất. Công bố quốc tế, do đó, là một thước đo quan trọng không chỉ để đánh giá cá nhân nhà khoa học, mà tập hợp ấn phẩm còn dùng để đánh giá tình chung về hoạt động nghiên cứu khoa học. Đó cũng là một chỉ tiêu quan trọng nhất mà các chương trình xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế thường dựa vào để đánh giá thành bại. Chẳng hạn như trong chương trình Trí tuệ Hàn Quốc Thế kỉ 21 (Brain Korea 21), Chính phủ Hàn Quốc lấy số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế làm chỉ tiêu để quyết định nên hay không nên tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Ở nước ta, trong vài năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng bắt đầu xem xét các công trình công bố quốc tế như là một thước đo để quyết định tài trợ cho nghiên cứu khoa học.

    Ngay cả ở những nước trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Singapore, công bố quốc tế cũng được xem là một thước đo quan trọng không chỉ cho nền khoa học của một quốc gia mà còn cho cá nhân nhà khoa học. Mỗi năm, ở các nước trên, người ta làm những phân tích thống kê để đánh giá xu hướng nghiên cứu và so sánh với các nước trên thế giới nhằm đề ra ưu tiên cho nghiên cứu khoa học trong năm tới. Đối với cá nhân nhà khoa học, số lượng và chất lượng công bố quốc tế là chỉ tiêu số 1 để đề bạt các chức danh khoa bảng. Do đó, để biết nghiên cứu khoa học ở nước ta đang ở vị trí nào trong vùng, chúng ta cần phải nhìn lại và so sánh với các nước trong vùng.

    Công bố quốc tế từ Việt Nam năm 2011

    Trong vài năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành một số phân tích về ấn phẩm khoa học Việt Nam trên tập san quốc tế. Những phân tích này cho thấy số lượng bài báo khoa học từ Việt Nam có phần tăng trong 10 năm gần đây, nhưng chất lượng vẫn còn quá thấp, và phần lớn các công trình nghiên cứu vẫn còn lệ thuộc vào nước ngoài. Trong phân tích ngắn dưới đây, tôi sẽ điểm qua một số khía cạnh liên quan đến số lượng ấn phẩm, lĩnh vực nghiên cứu, và các trung tâm nghiên cứu hàng đầu ở nước ta.

    Về số lượng, tính từ đầu tháng 1/2011 đến cuối tháng 11/2011, các nhà khoa học Việt Nam công bố được 1028 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Tính trung bình, mỗi tháng, Việt Nam công bố được 93 bài. Do đó, dự đoán trong năm 2011, con số ấn phẩm khoa học là khoảng 1120 bài. Nếu dự đoán này đúng thì số ấn phẩm khoa học năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 (1280 bài).

    Nhìn lại dữ liệu 5 năm qua, xu hướng số ấn phẩm có gia tăng, nhưng chưa thấy một sự “đột phá”. Năm 1990 số bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế chỉ khoảng 250 bài. Đến năm 2005 con số này tăng lên khoảng 600 bài, và đến nay thì khoảng 1000 bài. Tính trung bình, trong vòng 20 năm qua, số ấn phẩm khoa học tăng khoảng 13% mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng này không cao hơn so với các nước trong vùng.

    Con số ấn phẩm khoa học Việt Nam cần phải đặt trong bối cảnh toàn vùng để có một bức tranh đầy đủ hơn. Trong cùng thời gian (2011), Thái Lan công bố 4244 bài báo (tức cao gấp 4 lần Việt Nam), Mã Lai 5363 (cao hơn Việt Nam gấp 5 lần), và Singapore 7296 (hơn Việt Nam gấp 7 lần). Tuy nhiên, số ấn phẩm khoa học Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Philippines (Bảng 1).

    Bảng 1. Số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế trong năm 2011 của một số quốc gia

    Nước

    2011 (tính đến tháng 11)

    Việt Nam

    1028

    Thái Lan

    4244

    Malaysia

    5363

    Indonesia

    865

    Philippines

    719

    Singapore

    7296

    Laos

    87

    Cambodia

    103

    Miến Điện

    37

    Hàn Quốc

    32446

    Úc

    30396

    Pháp

    44836

    Nhật

    54537

    Trung Quốc

    112829

    265159

    Mĩ vẫn là nước có số ấn phẩm khoa học cao nhất thế giới, với 265,159 bài trong năm 2011. Số ấn phẩm khoa học của Mĩ cao hơn 2 lần so với số ấn phẩm của Trung Quốc, nước đang đứng thứ hai trên thế giới. Hàn Quốc với tổng số 32446 bài, đã vượt quá Úc về số ấn phẩm khoa học (20396).

    Chất lượng nghiên cứu khoa học. Một thước đo về chất lượng nghiên cứu là chỉ số ảnh hưởng (impact factor – ) của tập san. Tập san có chỉ số ảnh hưởng trên 10 có thể xem là có ảnh hưởng lớn. Đại đa số các ấn phẩm khoa học Việt Nam chỉ công bố trên những tập san có IF khoảng 1 đến 2. Con số này cho thấy các nghiên cứu khoa học của Việt Nam thường có chất lượng rất thấp, dưới trung bình khá xa.

    Lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung, số bài báo khoa học trong ngành y sinh học vẫn đứng đầu bảng, với 241 công trình. Sau y sinh học là toán (131 bài), vật lí (123), hóa học (110). Các ngành khoa học thuộc vào nhóm “top 10” bao gồm khoa học vật liệu (77), khoa học môi trường (65). Phần lớn những bài báo trong ngành y sinh học của Việt Nam liên quan đến các công trình nghiên cứu y tế công cộng, rất ít những công trình nghiên cứu lâm sàng hay sử dụng công nghệ cao. Xu hướng này cũng không khác mấy so với năm 2010.

    Trường / viện. Khi phân tích theo trường / viện, một xu hướng thú vị xuất hiện. Viện Khoa học và Công nghệ công bố được 131 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, và với năng suất này, Viện KHCN là trung tâm đứng đầu nước về số ấn phẩm khoa học, nhưng điều này không có nghĩa là Viện KHCN có năng suất cao hơn các trung tâm và trường khác.

    Các trường đại học có nhiều công trình công bố quốc tế thường là các trường phía Bắc. Các trường trong khối Đại học Quốc gia đứng vào hàng thứ hai (với 62 bài). Các trường “top 10” bao gồm: ĐH Bách Khoa Hà Nội (57), ĐH Cần Thơ (42), ĐH Sư Phạm Hà Nội (40), Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (32), Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (20), Đại học Y Hà Nội (19), Viện Toán (17), ĐH Huế và ĐH Vinh (mỗi trường 16 bài). Ở phía Nam, ngoại trừ Đại học Cần Thơ đứng vào hạng “top 10”, không có trường nào đứng vào hạng top 10. Ngay cả những trường “lớn” Như Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Y Dược, v.v. có số ấn phẩm khoa học không đáng kể.

    Năng suất. Có thể nói năng suất khoa học của các nhà khoa học Việt Nam còn rất thấp. Viện KHCN có 880 giáo sư và tiến sĩ (207 giáo sư và phó giáo sư và 673 tiến sĩ – số liệu 2008), nhưng năm 2011 chỉ công bố được 131 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Tính trung bình, gần 7 người giáo sư và tiến sĩ mới công bố được 1 bài báo khoa học. Thật ra, trong suốt thời gian 20 năm (1991 – 2010), Viện KHCN chỉ công bố được 785 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Nói cách khác, tính trung bình, mỗi nhà khoa học cần đến >10 năm để công bố được 1 bài báo khoa học.

    Tính cả nước, hiện nay Việt Nam có khoảng 7751 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ trong các đại học (số liệu 2008). Nhưng năm 2011 chỉ có 1028 bài báo khoa học. Do đó, tính trung bình, 8 giáo sư và tiến sĩ chỉ công bố được 1 bài báo khoa học trong vòng một năm. Năng suất này tương đương với năng suất của Viện KHCN. Ở Hàn Quốc, các đại học hàng đầu như Đại học Quốc gia Seoul, mỗi giáo sư trung bình công bố 4 bài một năm, cao hơn 30 lần so với Việt Nam.

    Hợp tác quốc tế. Khoảng 65% những công trình khoa học của Việt Nam trong năm 2011 là hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Chỉ có khoảng 1/3 ấn phẩm khoa học là thật sự do “nội lực” (tức không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp nước ngoài). Ba nước có hợp tác khoa học nhiều nhất với Việt Nam là Nhật (chiếm 18% tổng số công trình khoa học), Mĩ (13%), và Pháp (12%). Trong cùng thời gian, tỉ lệ hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc của Thái Lan là 50%; nói cách khác họ tự lực gần phân nửa trong tất cả các công trình nghiên cứu. Những số liệu này cho thấy nội lực khoa học của ta vẫn còn kém hơn các nước trong vùng.

    Vài nhận xét

    Những phân tích trên đây cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học Việt Nam như thể hiện qua số ấn phẩm quốc tế chưa có một bước đột phá. Hiện nay, số ấn phẩm khoa học của Việt Nam chỉ bằng 25% của Thái Lan và Mã Lai, 15% của Singapore. Các nước này cũng có tỉ lệ tăng trưởng số ấn phẩm khoa học trong khoảng 15 đến 17%, nên với đà hiện nay, chúng ta khó bắt kịp các nước trong vùng như Thái Lan, Mã Lai (chứ chưa nói đến Singapore).

    Số ấn phẩm khoa học có liên quan mật thiết với chỉ số kinh tế tri thức. Trong một phân tích trước đây, 10 nước ASEAN có thể được chia thành 4 nhóm dựa trên số lượng và chất lượng của ấn phẩm khoa học. Singapore là nước dẫn đầu với kết quả cao nhất, tiếp đó là nhóm thứ hai gồm Thái Lan và Malaysia, và tiếp đó là Việt Nam, Indonesia và Philippines với thành tích trung bình; và cuối cùng là nhóm thấp nhất về kết quả nghiên cứu khoa học, gồm Kampuchea, Lào, Miến Điện và Brunei. Với tốc độ hiện nay, rất khó để Việt Nam vượt ra khỏi nhóm 3 để tiến đến nhóm 2 trong khối ASEAN.

    Phân tích chi tiết hơn về lĩnh vực nghiên cứu phản ánh những nhóm chính như sau: những nước phát triển mạnh về kinh tế thì có kết quả nghiên cứu tốt về kĩ thuật công nghệ cao và công nghệ sinh học (Singapore, Thai Lan và Malaysia), trong lúc những nước nghèo hơn (như Việt Nam, Indonesia, Lào, Kampuchea, Philippines thì có thành tích cao về những lĩnh vực “công nghệ thấp” như y tế công cộng, và đối với Việt Nam là toán và vật lí lí thuyết. Do cơ sở hạ tầng cho hoạt động khoa học yếu kém, hầu hết dự án nghiên cứu ở Việt nam tập trung vào những lĩnh vực lí thuyết hoặc công nghệ thấp như toán cơ bản và vật lí lí thuyết. Singapore đã và đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển, với ngân sách chiếm từ 1,9% đến 2,5% GDP trong khoảng từ năm 2000 đến 2007, và đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa giới nghiên cứu học thuật với các doanh nghiệp. Hệ quả là, thành tựu nghiên cứu của Singapore phần lớn do đóng góp của nghiên cứu ứng dụng và công nghệ như kĩ thuật và công nghệ nano. Xu hướng này cũng nhất quán với kết quả của một phân tích gần đây cho thấy những nước kém phát triển về kinh tế có xu hướng tập trung vào những lĩnh vực nghiên cứu cơ bản vốn đòi hỏi những thiết bị khoa học và công nghệ hiện đại ở mức tối thiểu.

    Khoa học là động lực phát triển kinh tế. Các nước công nghiệp hóa như Hàn Quốc và Singapore nổi bật ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Chỉ trong vòng 20 năm, Hàn Quốc và Singapore đã trở thành một cường quốc trung về khoa học, với nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu. Chúng ta đặt mục tiêu năm 2020 là hoàn thành công nghiệp hóa với kinh tế tri thức. Chúng ta chỉ có 9 năm nữa để thực hiện mục tiêu này, trong khi vị trí khoa học còn quá thấp. Nếu không có một sự đổi mới mang tính cách mạng trong chính sách tài trợ và quản lí nghiên cứu khoa học, e rằng vị thế của khoa học Việt Nam sẽ không thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm tới.

    (*) Bản ngắn của bài này đã đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần dưới tựa đề “Khoa học Việt Nam: để thoát khỏi nhóm trung bình trong khu vực”

    http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1407-khoa-hoc-viet-nam-mot-nam-nhin-lai

  18. 21
    UVL Says:

    Khoa học Việt Nam: để thoát khỏi nhóm trung bình trong khu vực

    TTCT – Khoa học Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? Thử điểm qua những thành quả trên các ấn phẩm khoa học được công bố trên những tập san quốc tế năm 2011.

    Những đề tài nghiên cứu khoa học trở thành sản phẩm thương mại ở VN còn khá ít. Trong ảnh tại Xưởng nguyên liệu nghiên cứu sản xuất thuốc Pegnano – Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược Nanogen, Khu công nghệ Cao, quận 9, TP.HCM – Ảnh: Thanh Đạm

    Công bố quốc tế: thước đo năng suất khoa học

    Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể thể hiện qua ba hình thức: ấn phẩm khoa học, bằng sáng chế và đào tạo. Ấn phẩm khoa học ở đây chủ yếu là những bài báo cáo kết quả nghiên cứu được chấp nhận cho công bố trên các tập san có bình duyệt (peer review), nhưng cũng có thể kể cả sách chuyên khảo.

    Nghiên cứu khoa học ngày nay đang chuyển dần đến những nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế hay thương mại hóa. Do đó, bằng sáng chế là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng và thương mại hóa khoa học. Một công trình nghiên cứu khoa học tốt có thể làm đề tài cho một số luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Vì thế, sản phẩm của nghiên cứu khoa học, ngoài số ấn phẩm khoa học và bằng sáng chế, còn có thể kể đến số nghiên cứu sinh được đào tạo.

    Tuy nhiên, một trong những “sản phẩm” quan trọng của nghiên cứu khoa học là số lượng ấn phẩm khoa học được công bố trên những tập san khoa học quốc tế (gọi tắt là “công bố quốc tế”).

    Theo chuẩn mực chung trong cộng đồng khoa học, một công trình nghiên cứu mà chưa được công bố quốc tế thì chưa thể xem là hoàn tất. Công bố quốc tế, do đó, là một thước đo quan trọng không chỉ để đánh giá cá nhân nhà khoa học, mà tập hợp ấn phẩm còn dùng để đánh giá tình hình chung về hoạt động nghiên cứu khoa học. Đó cũng là một chỉ tiêu quan trọng nhất mà các chương trình xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế thường dựa vào để đánh giá thành bại.

    Chẳng hạn như trong chương trình Trí tuệ Hàn Quốc thế kỷ 21 (Brain Korea 21), Chính phủ Hàn Quốc lấy số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế làm chỉ tiêu để quyết định nên hay không nên tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Ở nước ta, trong vài năm gần đây Bộ Khoa học – công nghệ cũng bắt đầu xem xét các công trình công bố quốc tế như một thước đo để quyết định tài trợ cho nghiên cứu khoa học.

    Mỗi tháng có 93 công bố khoa học

    Trong vài năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành một số phân tích về ấn phẩm khoa học Việt Nam trên tập san quốc tế. Những phân tích này cho thấy số lượng bài báo khoa học từ Việt Nam có phần tăng trong mười năm gần đây nhưng chất lượng vẫn còn quá thấp, và phần lớn các công trình nghiên cứu vẫn còn lệ thuộc vào nước ngoài. Trong phân tích ngắn dưới đây, tôi sẽ điểm qua một số khía cạnh liên quan đến số lượng ấn phẩm, lĩnh vực nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu hàng đầu ở nước ta.

    Về số lượng, tính từ đầu năm đến cuối tháng 11-2011, các nhà khoa học Việt Nam công bố được 1.028 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Tính trung bình mỗi tháng được 93 bài. Do đó, dự đoán trong năm 2011, con số ấn phẩm khoa học khoảng 1.120 bài. Nếu dự đoán này đúng thì số ấn phẩm khoa học năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 (1.280 bài).

    Nhìn lại dữ liệu năm năm qua, xu hướng số ấn phẩm có gia tăng nhưng chưa thấy một sự “đột phá”. Năm 1990 số bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế chỉ khoảng 250 bài. Đến năm 2005 con số này tăng lên khoảng 600 bài và đến nay khoảng 1.000 bài. Tính trung bình, trong vòng 20 năm qua số ấn phẩm khoa học tăng khoảng 13% mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng này không cao hơn so với các nước trong vùng.

    Con số ấn phẩm khoa học Việt Nam cần phải đặt trong bối cảnh toàn vùng để có một bức tranh đầy đủ hơn. Trong cùng thời gian (2011), Thái Lan công bố 4.244 bài báo (cao gấp 4 lần Việt Nam), Malaysia 5.363 (gấp 5 lần Việt Nam) và Singapore 7.296 (gấp 7 lần Việt Nam). Mỹ vẫn là nước có số ấn phẩm khoa học cao nhất thế giới với 265.159 bài trong năm 2011. Số ấn phẩm khoa học của Mỹ cao hơn hai lần so với số ấn phẩm của Trung Quốc, nước đang đứng thứ hai trên thế giới.

    Một thước đo về chất lượng nghiên cứu là chỉ số ảnh hưởng (impact factor – IF) của tập san. Tập san có chỉ số ảnh hưởng trên 10 có thể xem là có ảnh hưởng lớn. Đại đa số ấn phẩm khoa học Việt Nam chỉ công bố trên những tập san có IF khoảng 1 đến 2. Con số này cho thấy các nghiên cứu khoa học của Việt Nam thường có chất lượng rất thấp, dưới trung bình khá xa.

    Nhìn chung, số bài báo khoa học trong ngành y sinh học vẫn đứng đầu bảng với 241 công trình. Sau y sinh học là toán (131 bài), vật lý (123), hóa học (110). Các ngành khoa học thuộc vào nhóm “top 10” bao gồm khoa học vật liệu (77), khoa học môi trường (65). Phần lớn những bài báo trong ngành y sinh học của Việt Nam liên quan đến các công trình nghiên cứu y tế công cộng, rất ít những công trình nghiên cứu lâm sàng hay sử dụng công nghệ cao.

    Có thể nói năng suất khoa học của các nhà khoa học Việt Nam còn rất thấp. Viện Khoa học công nghệ có 880 giáo sư và tiến sĩ (207 giáo sư và phó giáo sư và 673 tiến sĩ – số liệu 2008), nhưng năm 2011 chỉ công bố được 131 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Tính trung bình, gần bảy giáo sư và tiến sĩ mới công bố được một bài báo khoa học. Thật ra, trong suốt 20 năm (1991-2010), Viện Khoa học công nghệ chỉ công bố được 785 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Nói cách khác, tính trung bình mỗi nhà khoa học cần đến trên mười năm để công bố được một bài báo khoa học.

    Việt Nam hiện có khoảng 7.751 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ trong các đại học (số liệu năm 2008) nhưng năm 2011 chỉ có 1.028 bài báo khoa học. Do đó, tính trung bình tám giáo sư và tiến sĩ chỉ công bố được một bài báo khoa học trong vòng một năm. Ở Hàn Quốc, các đại học hàng đầu như Đại học Quốc gia Seoul, mỗi giáo sư trung bình công bố bốn bài một năm, cao hơn 30 lần so với Việt Nam.

    Một điều đáng lưu ý nữa là khoảng 65% những công trình khoa học của Việt Nam trong năm 2011 là hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Ba nước có hợp tác khoa học nhiều nhất với Việt Nam là Nhật (chiếm 18% tổng số công trình khoa học), Mỹ (13%) và Pháp (12%). Trong cùng thời gian, tỉ lệ hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài của Thái Lan là 50%, nói cách khác họ tự lực gần phân nửa trong tất cả công trình nghiên cứu. Những số liệu này cho thấy nội lực khoa học của ta vẫn còn kém hơn các nước trong vùng.

    Số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế trong năm 2011 của một số quốc gia

    Nước

    Năm 2011
    (tính đến tháng 11)

    Việt Nam

    1.028

    Thái Lan

    4.244

    Malaysia

    5.363

    Indonesia

    865

    Philippines

    719

    Singapore

    7.296

    Lào

    87

    Campuchia

    103

    Myanmar

    37

    Hàn Quốc

    32.446

    Úc

    30.396

    Pháp

    44.836

    Nhật

    54.537

    Trung Quốc

    112.829

    Mỹ

    265.159

    Lý thuyết là chính

    Những phân tích trên đây cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học Việt Nam như thể hiện qua số ấn phẩm quốc tế chưa có một bước đột phá.

    Số ấn phẩm khoa học có liên quan mật thiết với chỉ số kinh tế tri thức. Trong một phân tích trước đây, mười nước ASEAN có thể được chia thành bốn nhóm dựa trên số lượng và chất lượng của ấn phẩm khoa học. Singapore là nước dẫn đầu với kết quả cao nhất, tiếp đó là nhóm thứ hai gồm Thái Lan và Malaysia, kế đến là Việt Nam, Indonesia và Philippines với thành tích trung bình; nhóm thấp nhất về kết quả nghiên cứu khoa học gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Brunei. Với tốc độ hiện nay, rất khó để Việt Nam vượt ra khỏi nhóm 3 để tiến đến nhóm 2 trong khối ASEAN.

    Phân tích chi tiết hơn về lĩnh vực nghiên cứu phản ánh những nhóm chính như sau: những nước phát triển mạnh về kinh tế thì có kết quả nghiên cứu tốt về kỹ thuật công nghệ cao và công nghệ sinh học (Singapore, Thái Lan và Malaysia), trong lúc những nước nghèo hơn (Việt Nam, Indonesia, Lào, Campuchia, Philippines) thì có thành tích cao về những lĩnh vực “công nghệ thấp” như y tế công cộng.

    Do cơ sở hạ tầng cho hoạt động khoa học yếu kém, hầu hết dự án nghiên cứu ở Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực lý thuyết hoặc “công nghệ thấp” như toán cơ bản và vật lý lý thuyết. Singapore đã và đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển với ngân sách chiếm 1,9-2,5% GDP trong khoảng năm 2000 đến 2007, và đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa giới nghiên cứu học thuật với các doanh nghiệp. Hệ quả là thành tựu nghiên cứu của Singapore phần lớn do đóng góp của nghiên cứu ứng dụng và công nghệ như kỹ thuật và công nghệ nano.

    Chỉ trong vòng 20 năm, Hàn Quốc và Singapore đã trở thành cường quốc bậc trung về khoa học với nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu. Chúng ta đặt mục tiêu năm 2020 là hoàn thành công nghiệp hóa với kinh tế tri thức, nghĩa là chỉ còn chín năm nữa để thực hiện mục tiêu này, trong khi vị trí khoa học còn quá thấp. Nếu không có một sự đổi mới mang tính cách mạng trong chính sách tài trợ và quản lý nghiên cứu khoa học, e rằng vị thế của khoa học Việt Nam sẽ không thay đổi đáng kể trong vòng mười năm tới.

    NGUYỄN VĂN TUẤN

    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/472715/Khoa-hoc-Viet-Nam-de-thoat-khoi-nhom-trung-binh-trong-khu-vuc.html

  19. […] Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (Lê Văn […]

  20. 23
    hungdm1 Says:

    Liên kết với lớp tôi:
    http://k16toanco.info/
    Cảm ơn anh.


RSS Feed for this entry

Bình luận về bài viết này